Axit Nitric: Cấu tạo, tính chất và ứng dụng – Hóa Chất Đại Việt

Axit Nitric là gì?

Axit Nitric còn được biết đến với cái tên Acid Nitric là một chất hóa học vô cơ có công thức HNO3. Ở trạng thái tinh khiết, HNO3 là chất lỏng không màu, theo thời gian chuyển sang màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.

Trong tự nhiên, Acid Nitric được hình thành từ những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Chúng là một trong những tác nhân gây ra mưa axit trong thời đại ngày này.

axit nitric hno3

Tính chất của Axit Nitric

Công thức hóa học:  HNO3

Khối lượng:               63,012 g/ mol

Mật độ:                      1,51g/ cm3

Áp suất hơi:               48 mmHg (20 °C)

Cảm quan: Chất lỏng không màu, vàng hoặc đỏ bốc khói khi ở ngoài môi trường.

Axit nitric tinh khiết là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi ở 83 °C, đóng băng ở nhiệt độ –42 °C và tạo thành các tinh thể trắng.

Trong môi trường tự nhiên chất này sẽ xảy ra phản ứng phân hủy một phần, tạo ra nitơ đioxit.

Axit Nitric là một thuốc thử dùng trong phòng thí nghiệm thông thường và là một hóa chất công nghiệp quan trọng để sản xuất phân bón và vật liệu nổ. Nó độc hại và có thể gây bỏng nặng.

4HNO3 → 2H2O + 4NO2 + O2

Acid Nitric đậm đặc chứa 98% HNO3 thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thuốc nổ.

Axit nitric bốc khói đỏ chứa một lượng đáng kể nitơ điôxít hòa tan (NO2) để lại dung tích với màu nâu đỏ.

Do điôxít nitơ hòa tan, mật độ axit nitric bốc khói đỏ thường nhỏ hơn 1,490 g/cm3.

Nguồn: Wikipedia

Công dụng của Axit Nitric

Axit Nitric được dùng trong quá trình nitrat hóa để tạo ra các hợp chất nitro trong phòng thí nghiệm hoặc quy mô công nghiệp. Các hợp chất hóa học thu được có độ ổn định nên chúng được sử dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm.

Acid Nitric được sử dụng để sản xuất thuốc nổ bao gồm nitroglycerin, trinitrotoluan và các RDX cũng như phân bón.

Hợp chất này được sử dụng trong phòng thí nghiệm trường học để tiến hành các thí nghiệm thử clorit. Cho axit nitric tác dụng với mẫu thử, sau đó cho dung dịch bạc nitrat vào để tìm kết tủa trắng của bạc clorua.

Trong kỹ thuật ICP-MS và ICP-AES, Axit Nitric (với nồng độ từ 0,5% đến 2,0%) được sử dụng làm chất nền để xác định dấu vết kim loại trong các dung dịch. Kỹ thuật này cần phải dùng axit cực tinh khiết vì một số lượng ion kim loại nhỏ có thể gây sai lệch đến kết quả phân tích.

HNO3 còn được sử dụng trong ngành luyện kim vì nó phản ứng với phần lớn kim loại và trong các tổng hợp chất hữu cơ. Khi kết hợp với axit clohydric, nó tạo thành nước cường toan, một trong những chất phản ứng có thể hòa tan vàng và bạch kim (platinum).

Được dùng làm chất thử màu (colorometric test) để phân biệt heroin và morphine.

Axit Nitric được sử dụng trong nhiên liệu tên lửa và dùng để kiểm tra độ thật giả của vàng.

Những lưu ý khi tiếp xúc với Axit Nitric

HNO3 tác dụng với đồng

Axit Nitric có thể phản ứng mạnh với một số hợp chất như bột kim loại và nhựa thông.

Là chất oxy hóa mạnh, gây cháy khi tiếp xúc với vật liệu hữu cơ.

Axit Nitric là một axit ăn mòn, có khả năng gây bỏng nghiêm trọng.

Hít phải hơi HNO3 sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe bao gồm ăn mòn màng nhầy, phù phổi chậm và thậm chí tử vong. Tiếp xúc với mắt có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

Khi nuốt phải Acid Nitric sẽ bị tổn thương nặng ở miệng, cổ họng và đường tiêu hóa.

Ở nơi làm việc cần có hệ thống thông gió mạnh.

Khi tiếp xúc hóa chất HNO3 cần đeo kính an toàn, tấm chắn mặt, găng tay và mặt nạ phòng độc.

Lưu trữ Axit Nitric trong ở nơi an toàn khô ráo, thoáng mát.

Không bảo quản với các vật liệu không tương thích như hợp chất hữu cơ, kim loại, rượu hoặc độ ẩm.

Tất cả các trường hợp ngộ độc hay tiếp xúc với axit nitric đều cần đến cơ sở y tế và phải được bác sĩ trực tiếp chuẩn đoán, chăm sóc để có những biện pháp xử lý thích hợp.