Burn Coin Là Gì? Burn Coin Có Giảm Được Lạm Phát? – TradaFX.net – Chuyên Trang Forex Nhiều Người Xem Nhất

Có thể cách nói Burn coin hay đốt coin sẽ khá kỳ lạ đối với những ai không tìm hiểu quá nhiều về thị trường crypto. Vậy ý nghĩa của Burn coin là gì? Liệu nó có tương tự như nghĩa đen của cụm từ này khiến người ta liên tưởng đến việc đem đốt tiền ảo thành tro trong một không gian ảo hay không?

Nếu bạn tò mò về Burn coin hay đốt coin thì chắc chắn bài viết hôm nay của TradaFX là dành cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi để hiểu burn coin là gì nhé!

BURN COIN LÀ GÌ?

BURN COIN LÀ GÌ?

Vậy Burn coin là gì? Thực chất liên tưởng của mỗi người khi nghĩ về việc đem đốt hay tiêu hủy các đồng tiền điện tử cũng tương đối chính xác. 

Burn coin có thể hiểu là cơ chế tiêu hủy vĩnh viễn một khối lượng coin nhất định khỏi lưu thông, nhằm làm giảm tổng lượng cung và giảm lạm phát đồng coin đó với nhiều mục đích khác nhau. Burn coin được thực hiện trên thuật toán đồng thuận Proof of Burn (PoB) mà TradaFX sẽ giải thích cụ thể hơn ở phần tiếp theo.

Một ví dụ tiêu biểu cơ chế Burn coin mà bạn nên biết là đồng Binance Coin (BNB). Có thể bạn chưa biết, đồng BNB xuất hiện đầu tiên trên nền tảng Blockchain của Ethereum (gọi là BNB ERC-20), trước khi Binance tự phát triển Blockchain của riêng họ (Binance Chain). Sau khi Binance Chain được ra mắt, các đồng BNB ERC-20 cũ dần được hoán đổi thành BNB BEP-2.

BURN COIN LÀ GÌ?

Trước đây khi BNB còn thuộc nền tảng Ethereum, Binance đã thực hiện các sự kiện đốt coin theo lịch đốt coin định kỳ hàng quý, dựa trên hợp đồng thông minh với tính năng đốt. Sau khi mainnet Binance Chain được phát hành, việc đốt 11.654.397 BNB ERC trước đây cũng đã được tái tạo trên nền tảng mới này nhằm đảm bảo nguồn cung đồng BNB không đổi. Việc đốt BNB thay vì thực hiện qua hợp đồng thông minh như trước đây, đã được thực thi theo một lệnh cụ thể trên Binance Chain.

Các sự kiện đốt coin của Binance được thực hiện theo lịch trình có sẵn hằng quý, với mục tiêu tiêu hủy 50% lượng BNB đã phát hành ra thị trường thì ngừng lại, tương đương 100.000.000 BNB. Theo Binance, họ đã hoàn thành 17 lần đốt coin theo lịch đốt coin định kỳ tính đến tháng 10 năm 2021 cụ thể như sau.

BURN COIN LÀ GÌ?

HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ PROOF OF BURN (POB)

Proof of Burn (PoB) là thuật toán đồng thuận dựa trên cơ chế phá hủy giá trị để chuyển giao giá trị. Chẳng hạn, bạn sở hữu 1 đồng BTC và đồng thời muốn phát triển một đồng tiền mã hóa mới với khối lượng lưu thông dự tính là 1000 token. Bạn có thể đốt 1 BTC để tài trợ giá trị cho 1000 token mới này.

Thực tế, quá trình burn coin thực chất là việc chuyển một lượng coin nhất định vào một loại ví chết công khai, giữ cho lượng coin đó vĩnh viễn không thể tiếp cận được và được coi là đã bị đốt cháy.

TẠI SAO PHẢI BURN COIN?

Nhiều người không hiểu tại sao cần thực hiện đốt coin khi nó tương tự như đốt một loại tài sản bạn sở hữu, tuy nhiên không những không phải vậy, burn coins thực chất còn đem lại những lợi ích nhất định cho chủ dự án. Vậy mục đích đằng sau việc đốt coin là gì?

Tăng giá trị đồng tiền mã hóa

Nếu bạn thắc mắc lợi ích của burn coin là gì thì chắc chắn lợi ích đầu tiên là sự tăng trưởng giá trị của chính token đó. Hiểu một cách đơn giản, theo quy luật cung cầu, số lượng token càng ít có sẵn trong lưu thông thì giá trị của token đó càng cao. Đó là lý do hầu hết các dự án đều có kế hoạch cụ thể cho số lượng token mà họ muốn phát hành.

Tuy nhiên điều đó chỉ là tương đối bởi thị trường luôn luôn biến đổi không ngừng, và burn coin là một phương pháp giúp giảm dần số lượng tiền điện tử được lưu hành. Như đã ví dụ ở trên, Binance đã thực hiện điều này theo lịch đốt coin (BNB) đã được lên kế hoạch, từ đó làm giảm tổng cung đồng BNB của sàn và củng cố giá trị đồng coin này trong dài hạn, khiến BNB trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.

Khắc phục lỗi sai

BURN COIN LÀ GÌ?

Đôi khi một số dự án xuất hiện lỗi sau khi đã phát hành và đội ngũ phát triển phải khắc phục các lỗi này bằng việc burn token. Chẳng hạn như số lượng coin phát hành do các vấn đề phát sinh, cách thức phát hành coin chưa phù hợp cho việc lưu thông và giao dịch, lỗi kỹ thuật,…

Loại bỏ các token chưa bán ra

Các dự án coin từ giai đoạn ICO đều đã có kế hoạch về giới hạn số lượng coin bán ra trong thời gian này. Ở một vài trường hợp, có một số lượng các token còn chưa được bán được ra và lưu thông trên thị trường, chủ dự án có thể tiếp tục chào bán các token này để kiếm thêm lợi nhuận hoặc thực hiện đốt coin chưa bán.

Trên thực tể lượng vốn huy động được sẽ được đảm bảo là chỉ sử dụng cho mục đích kinh doanh và được xác định bởi nhu cầu thực tế dành cho đồng tiền mã hóa của dự án đó.

Điều chỉnh cổ phần

Như bạn đã biết, burn coins làm giảm tổng cung, từ đó làm tăng giá trị của token, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong dài hạn. Đây cũng là một cách để tăng phần thưởng mà các cổ đông nhận được bằng cách tăng giá trị tài sản họ đang sở hữu, thay vì trả trực tiếp cổ tức cho họ.

RỦI RO CỦA BURN COIN LÀ GÌ?

Vậy đốt coin có ảnh hưởng gì không? Với những mục tiêu của việc burn token được liệt kê ở trên, có thể nhiều nhà đầu tư sẽ cho rằng burn coin là một điều hoàn toàn tích cực bởi nó chứng minh chủ dự án đang bảo vệ giá trị token và quyền lợi của các nhà đầu tư trong dài hạn Tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng.

Có thể nói rủi ro của việc burn coin đến từ chính việc chúng ta tin rằng điều này là tích cực. Tại sao? Hãy thử lấy đồng Bitcoin làm ví dụ. Với 21 triệu token được phát hành, niềm tin về sự khan hiếm của đồng BTC trong tương lai được các nhà đầu tư nhận thức rõ ràng. 

BURN COIN LÀ GÌ?

Họ có cơ sở cho niềm tin đó bởi về lý thuyết tổng cung giảm thì giá trị token tăng, tuy nhiên cách mà token được lưu thông trên thực tế lại rất khó nắm bắt. Ví dụ trong một số trường hợp Bitcoin có thể tạo ra các token mới chẳng hạn như chia tách đồng tiền mã hóa. Điều này không thể bị ngăn chặn đối với Bitcoin hay bất kỳ dự án nào khác.

Tóm lại nhà đầu tư cần hiểu rằng, chỉ khi sự khan hiếm của token được đảm bảo thì burn coin mới tạo thêm giá trị cho token và làm gia tăng tài sản cho những chủ sở hữu nắm giữ những token đó. Nếu không có sự đảm bảo này thì niềm tin về sự khan hiếm token và sự gia tăng giá trị token là khó có cơ sở.

TÓM LƯỢC

Bài viết trên đây của TradaFX đã giải thích chi tiết cho bạn đọc về khái niệm Burn coin là gì, mục đích của việc Burn coin, cũng như những rủi ro đi kèm của cơ chế này. Nếu bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn, thì hãy tiếp tục theo dõi TradaFX và đừng bỏ lỡ những bài viết của chúng tôi về chủ đề liên quan trong lĩnh vực crypto nhé!

5/5 – (6 bình chọn)