Các cách tính giá thành sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp

Cách tính giá thành sản xuất được mỗi doanh nghiệp áp dụng theo một phương pháp khác nhau. 6 cách tính giá thành sản phẩm được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay sẽ được Kế toán Việt Hưng trình bày trong bài viết dưới đây.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để địnhgiá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.

1. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 

1.1 Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

1.2 Phân loại

a. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

– Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.

– Giá thành định mức: là giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

– Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

b. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

– Giá thành sản xuất: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công việc, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc giao cho khách hàng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, lãi gộp trong kỳ.

– Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản phẩm và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Các nhân tố tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

– Nhóm nhân tố khách quan: như thị trường (thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường đầu ra…)

Đối với thị trường đầu vào ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xét trên khả năng cung cấp, phương thức thanh toán để các chi phí bỏ ra là thấp nhất.

Đối với thị trường đầu ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét giá bán, phương thức thanh toán… sao cho chi phí bỏ ra hợp lý và đem lại hiệu quả.

– Nhân tố chủ quan như:

+ Trình độ trang bị về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị công nghiệp.

+ Trình độ sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng…

+ Trình độ sử dụng lao động

+ Trình độ tổ chức sản xuất

+ Trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp

Sự tác động của nhân tố khách quan cũng như chủ quan có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, muốn hạ thấp được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải nắm bắt được những nguyên nhân ảnh hưởng để hạn chế và loại bỏ những ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và phát huy những nhân tố tích cực để hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

3. Đối tượng & Kỳ tính giá thành 

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất sản phẩm và cung cấp sử dụng sản phẩm.

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc giá thành cho các đối tượng tính giá thành.

4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

4.1 Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp trực tiếp

Đối tượng áp dụng:

  • Thích hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn.

Đối tượng kế toán chi phí:

  • Là từng loại sản phẩm, dịch vụ

Ưu điểm: 

  • Dễ hạch toán do số lượng mặt hàng ít, việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kỳ báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi

Nhược điểm:

  • Chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn. DN sản xuất độc quyền 1 loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể.

cách tính giá thành sản xuấtcách tính giá thành sản xuất

4.2 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Đối tượng áp dụng: 

  • Dùng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ. (Sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu).

Ưu điểm: 

  • Việc hạch toán được tiến hành vào cuối tháng trùng với kỳ báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.

Nhược điểm: 

  • DN cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ. 

  • Khó khăn trong việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính.

kế toánkế toán

4.3 Phương pháp phân bước

Đối tượng áp dụng:

  • Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ

  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. 

Ưu điểm: 

  • Các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định

Nhược điểm:

  • Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.

kế toánkế toán

4.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng, phương pháp này phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.

Ưu điểm: 

  • Linh hoạt, không phân biệt xưởng thực hiện, chỉ quan tâm đến các đơn đặt hàng. 

  • Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn  đặt hàng. Từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.

Nhược điểm: 

  • Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các xưởng khác

  • Nếu nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ

  • Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.

kế toánkế toán

4.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.

Ưu điểm:

  • Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức của từng khoản, mục theo từng nơi phát sinh chi phí. Các nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này,… 

  • Giúp nhà quản lý có những căn cứ đề ra quyết định hữu ích, kịp thời….

Nhược điểm:

  • Sử dụng phương pháp này rất phức tạp.

kế toán kế toán

Trong đó:

cách tính giá thành sản xuấtcách tính giá thành sản xuất

4.6 Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số

Là phương pháp được áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. 

Theo phương pháp này, kế toán phải định ra được hệ số quy đổi cho mỗi loại sản phẩm.

Đối tượng hạch toán chi phí:

  •  Là phân xưởng hay quy trình công nghệ. 

  • Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành.

Ưu điểm:

  • Tính được nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình

Nhược điểm:

  • Vấn đề lựa chọn sản phẩm nào là sản phẩm chính. Các bước tính toán phức tạp.

kế toánkế toán

Trong đó: 

cách tính giá thành sản xuấtcách tính giá thành sản xuất

Trên đây là 6 cách tính giá thành sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. Mỗi phương pháp tính đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại hình kinh doanh sản xuất. Doanh nghiệp nên lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với mình.