Cách cắt may cơ bản cho người mới chi tiết nhất (Phần 2)

Nếu bạn đang muốn học may để có thể tự tay may cho mình và người thân trong gia đình những bộ đồ đẹp mà chưa có thời gian tham gia các lớp học thì kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn.

Ngày nay nhiều chị em tự sắm cho mình chiếc máy may để học cách cắt may cơ bản, từ đó may được sản phẩm mình thích.

Nếu bạn chưa có thời gian sắp xếp đi học lớp cắt may thì có thể tham khảo những kiến thức may vá cơ bản để có thể tự may những sản phẩm đơn giản và đẹp nhất.

Nhằm phục vụ cho nhu cầu may vá của chị em, từ những người muốn may mà “chưa biết gì” chúng tôi đã sưu tầm kinh nghiệm cách cắt may cơ bản trong phần 1. Bài viết này, chúng tôi tiếp tục cập nhật phần 2 để bạn có thể hoàn thành một sản phẩm theo sở thích của mình.

Hãy cùng tham khảo cách cắt may cơ bản này nhé!

1. Chọn vải để thực hành

Để thực hành cách cắt may cơ bản, đầu tiên bạn nên chọn loại vải có giá thành rẻ, dễ may. Khi tay nghề đã “cứng” bạn có thể đầu tư vào những loại vải tốt hơn.

Bạn Như Hoài 30 tuổi, hiện đang sinh sống ở Hồng Kông có nhiều kinh nghiệm tự may đồ cho bản thân chia sẻ: “Bất cứ khi nào có thời gian về Hà Nội, tôi thường rủ bạn bè qua chợ vải buôn nổi tiếng Ninh Hiệp. Đến đây bạn nên vào những hàng bán vải đống, chỉ cần chút tinh ý, bạn có thể chọn những tấm vải độc và đẹp, thậm chí là những loại vải cao cấp với giá đã được giảm ở mức tối đa.

Bạn đừng ngần ngại tiếc tiền khi thấy giá 200 ngàn đồng cho một tấm vải ren đẹp. Bởi bạn có thể trả gấp đến chục lần cùng một chất vải như thế ở các shop bán lẻ, và hàng chục lần cho một chiếc váy ren của các hãng thời trang có tên tuổi”.

Với loại vải thông dụng như vải lót, vải voan để may đồ mùa hè, cũng tại chợ Ninh Hiệp bạn có thể mua với giá chỉ từ 70-100 ngàn cho… 1kg vải! (1kg quy ra được khoảng 3-5 tấm, mỗi tấm dài 1,5 – 2 mét). Như vậy, bạn chỉ phải trả khoảng vài chục nghìn cho một chiếc váy hoa xinh tươi mà giá bán ở shop bình dân cũng đã hàng trăm ngàn.

Vì vậy, các chị em cần chọn vải rẻ để thực hành cách cắt may cơ bản với những sản phẩm đầu tiên.

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-1

2. Chọn sản phẩm đầu tiên để thực hành may

Sau khi thực hiện xong những đường may trong phần 1, bạn hãy lựa chọn 1 sản phẩm để thực hành may. Trong đó, những sản phẩm có đường may thẳng cơ bản là vỏ gối ngủ, gối ôm…hay khăn trải bàn là những thứ bạn không cần quá nhiều kỹ năng may vá.

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-2cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-2

Những vật dụng như chăn ga gối, gối tựa, rèm cửa… là những sản phẩm rất tốt cho việc thực hành đường may thẳng. Nếu chưa quen với việc vào khóa hoặc đục lỗ cúc, bạn có thể dùng các loại cúc bấm hoặc loại cúc dính 2 mặt.

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-3cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-3

Tuy nhiên, nếu bạn khéo léo hơn chút nữa, bạn hãy thực hiện may đồ thời trang nhé. Chân váy là lựa chọn hoàn hảo cho sự bắt đầu cách cắt may cơ bản này. Cắt may chân váy ôm, váy chữ A đến váy xòe đều không quá khó. Sau đó bạn có thể lựa chọn những kiểu váy liền suông, đơn giản.

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-4cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-4

Không nên ham hố những sản phẩm quá nhiều chi tiết, bởi thường khi bắt đầu may bạn rất háo hức với hàng nghìn ý tưởng trong đầu, nhưng khi bắt tay vào công việc, một chi tiết nhỏ cũng khiến bạn phải may đi may lại nhiều lần. Việc này dễ khiến bạn chán nản, muốn buông xuôi.

>> Mách nhỏ: Bạn chọn sản phẩm càng đơn giản càng tốt cho cách cắt may cơ bản . Hãy tham gia những nhóm, hội thích may vá trên mạng xã hội để trao đổi kinh nghiệm, bổ sung vốn liếng may vá cho bản thân mình.

3. Học cách đo và tính vải

Đo và tính vải là một phần quan trọng thứ 2 sau khi chọn vải và sản phẩm để thực hiện cách cắt may cơ bản. Khi đo, bạn cần học đo “nơi cần đo” và các ký hiệu cụ thể trong may vá để làm quen dần.

Ví dụ:

A.Chiều cao
Từ đỉnh đầu xuống sàn ( Đây là cách đo chiều cao chuẩn)

B. Vòng cổ
Cách lấy số đo của phần lớn nhất cổ (đấy cổ)

C. Chiều rộng vai
Đo từ bờ vai này đến bờ vai kia (phần giao nhau giữa cánh tay và vai). Bạn phải đứng ở tư thế thắng đứng số đo mới chính xác.

D. Vòng ngực
Đo ngay phần đầy nhất của ngực (Bạn phải mặc áo ngực khi đo)

Tỉnh vải được hiểu đơn giản là một quy ước cho khổ vải nếu bạn muốn may 1 sản phẩm.

Ví dụ:

May quần: Khổ 1.2 m, 1.3m thì mua 1.5m
Khổ 1.5m, 1.6m thì mua 1.1m

May áo: Khổ 90cm, 1.1m : gấp 2 lần dài áo của bạn + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.6m)
Khổ 1.2m, 1.3m: dài áo + dài tay áo + 10cm (khoảng 1.3m)
Khổ 1.5m, 1.6m: mua 1m với tay ngắn và 1.2m với tay dài
Khổ 1.8m, 2m (có vài loại vải cotton có khổ to) thì chỉ cần mua 80cm là đủ…

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-5cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-5

4. Học vẽ lên giấy trước khi thực hành trên vải

Nếu bạn để ý, trong các bộ phim về giới quý tộc phương Tây xưa có cảnh những quý bà đến tiệm may đo, thường người may sẽ cắt trên giấy trước, sau đó cắt lên vải thử nghiệm (loại vải rẻ hơn nhưng có cùng độ co giãn). Sau khi đã ướm thử vào người thì những mảnh vải đó được tháo ra, in lên loại vải chính thức sẽ cắt may, và người thợ chỉ việc cắt lại đúng kích cỡ đó.

Chính sự cầu kì này đã tạo nên những bộ váy mang tính chất hoàn toàn riêng biệt dành cho mỗi quý bà, khiến mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật.

Những sản phẩm may mặc ngày nay không quá cầu kì, các thợ may lành nghề cũng có nhiều kinh nghiệm trong cắt may nên họ thường vẽ thẳng lên vải thành phẩm. Tuy nhiên đối với các bạn mới học may, tốt nhất nên học vẽ và cắt trên giấy trước, vì đôi khi một nhát kéo lỡ hoặc một chi tiết nhỏ bị bạn bỏ sót có thể khiến cho tấm vải của bạn bị hỏng.

Ví dụ, bạn muốn may chiếc chân váy bút chì, hãy thực hiện vẽ mặt sau và mặt trước lên giấy, sau đó mới vẽ lên vải và cắt. Công thức cắt bạn cần học dần bởi mỗi sản phẩm có một công thức cắt may riêng.

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-6cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-6

5. Học các công thức cắt may

Công thức cắt may là một kiến thức cũng rất quan trọng trong cách cắt may cơ bản. Mỗi sản phẩm sẽ có một công thức cắt may riêng, chúng được tạo thành bằng những hình vẽ thể hiện phần “xương” của sản phẩm bạn định may. Sau đó, chúng sẽ được cắt thành rập, hay hiểu nôm na là cắt mẫu ra giấy, rồi bạn thực hiện vào vải với những miếng cắt đó rồi thực hành may.

Bởi mỗi sản phẩm có một công thức cơ bản riêng, nên bạn cần tham khảo và sưu tầm để học cách vẽ và cắt chúng sao cho đẹp. Đến khi thành thạo rồi, bạn thỏa thích tự thêm điểm trang trí hay cách điệu cho sản phẩm của mình.

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-7cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-7

>> Ví dụ một phần của công thức cắt may áo sơ mi điệu với thân sau:

– Dài áo AF = dài áo
– Sâu cổ AB = 2.5cm
– Hạ xuôi vai BC= 2cm
– Hạ nách CD = ¼ vòng ngực + cử động
– Hạ eo = hạ eo thân sau
– Rộng ngang cổ AA1 = 10cm
– Rộng vai CC1 = ½ rộng vai
– Rộng ngang ngực DD1 = ¼ ngực + 5cm
– Vào eo sau E1E2 = 1.5 cm
– Rộng ngang gấu FF1 =1/4 ngực + 1cm
– Triết ly thân sau 2cm (lấy điểm chính giữa của thân áo làm tâm ly)
– Hạ gấu thân sau 2cm
– Cắt miếng đáp cổ thân sau bản rộng 3cm…

cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-8cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-phan-2-8

Khi đã học được và biết cách vẽ theo công thức cắt may rồi bạn thỏa thích thực hiện may vá những sản phẩm mình thích. Để có thể vẽ và may được những sản phẩm mình thích hoặc sưu tầm được, bạn cần tham khảo thêm chart may vá để biết kích thước của chúng.

Bên cạnh cách cắt may cơ bản, công thức cắt may thì khi bạn cần học thêm việc may những chi tiết nhỏ, những kinh nghiệm may vá để có thể hoàn thành sản phẩm một cách đơn giản nhất.

Nguồn tham khảo: https://www.lamsao.com/cach-cat-may-co-ban-cho-nguoi-moi-chi-tiet-nhat-p214a109475.html

4.7

/

5

(

4

bình chọn

)

Chia sẻ lên mạng xã hội

  •  
  •  
  •  
  •