Cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần đơn giản năm 2022

Hiện nay, Người lao động có thể đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, thay vì chờ đủ tuổi để lãnh lương hưu. Dưới đây là cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần theo hệ số mới nhất theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cùng tham khảo cách tính BHXH 1 lần mới năm 2022.

1. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần đơn giản năm 2022

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH và mức bình quân tiền lương (MBQTL) tháng đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, tối đa 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm.

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức như sau:

Mức hưởng = (1,5 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x MBQTL x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần 
Trong đó: MBQTL = (Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm): Tổng số tháng đóng BHXH

Cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần đơn giản năm 2022
Cách tính bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần đơn giản năm 2022

Lưu ý: Thời gian tham gia BHXH

  • Thời gian tham gia BHXH lẻ tháng:  từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính tròn 1 năm
  • Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH bắt buộc
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH bắt buộc

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện

VD1: Bà Trang 38 tuổi có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2017 đến tháng 04/2019 như sau:

Từ tháng 10/2017 – 12/2017: Mức lương 4.000.000 đồng/tháng.

Từ tháng 01/2018 – 03/2019: Mức lương 4.500.000 đồng/tháng.

Tháng 04/2019: Mức lương 5.278.000 đồng/tháng.

Bà Trang có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 06 tháng, chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Thời gian đủ điều kiện nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần từ tháng 03/2020.

Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Thời gian tham gia BHXH của bà Trang sau ngày 01/01/2014  và có thời gian đóng BHXH là 1 năm 06 tháng (1,5 năm).

Mức lương bình quân = {(2 x 4.000.000 x 1,06) + (12 x 4.500.000 x 1,03) + (3 x 4.500.000 x 1) + (1 x 5.278.000 x 1)} : 18 = 4.604.333 đồng/tháng.

Mức trợ cấp BHXH 1 lần = 2 x 4.604.333 x 1,5 = 13.812.999 đồng.

Cách xác định thời gian tham gia BHXH
Cách xác định thời gian tham gia BHXH

VD2: Tôi làm tại công ty được 03 năm 08 tháng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Bắt đầu làm từ 08/2012, đến 30/03/2016 tôi xin nghỉ. Tôi không biết cách tính BHXH một lần như thế nào? Đến khi tôi rút BHXH thì được bao nhiêu tiền?

Dưới đây là từng khoảng thời gian tôi tham gia BHXH:

– Tháng 08/2012- 12/2012: 2.430.000 đ

– Tháng 01/ 2013- 12/2013: 2.855.000 đ

– Tháng 01/2014 – 12/2014: 3.281.000 đ

– Tháng 01/2015- 02/2015: 3.767.000 đ

– Tháng 03/2015- 08/2015 : nghỉ thai sản.

– Tháng 09/2015- 12/2015: 3.720.000 đ

– Tháng 01/2016- 03/2016: 3.850.000 đ. 

Trả lời: Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Như vậy, tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn là 44 tháng, trong đó, trước năm 2014 được 1 năm 5 tháng, tính tròn là 01 năm, còn 05 tháng chuyển sang giai đoạn từ năm 2014 trở đi. Sau năm 2014 bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 2 năm 3 tháng + 05 tháng trước 2014 chuyển sang = 2 năm 08 tháng, làm tròn thành 3 năm.

Mức bình quân tiền lương = (Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x mức điều chỉnh tiền lương từng năm) : 44 tháng

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = (Mức bình quân tiền lương x 1,5 x 1 năm) + (Mức bình quân tiền lương x 2 x 3 năm)

Như vậy, bạn có thể áp dụng công thức trên, thay vào tiền lương của bạn để tính được chính xác mức tiền bảo hiểm xã hội một lần mà bạn được hưởng.

2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được rút bảo hiểm xã hội 01 lần khi thuộc một trong các trường hợp:

– Ra nước ngoài để định cư;

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

– Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ đủ 55 tuổi 08 tháng (năm 2022) mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

– Đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

– Tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH

Bên trên là một số bước đơn giản để tính bảo hiểm xã hội 1 lần 2020 nhanh nhất. Chúc bạn thực hiện thành công. Tuy nhiên, việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu không được cân nhắc kỹ sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau. Đặc biệt, bản thân người hưởng BHXH một lần sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân