Cán cân xuất nhập khẩu là gì và cách tính như thế nào?

Cán cân xuất nhập khẩu là một trong những yếu tố thể hiện trình độ phát triển của một quốc gia. Cán cân xuất nhập phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến thương mại và quan hệ toàn cầu. Vậy cán cân xuất nhập khẩu là gì?

Cán cân xuất nhập khẩu là gì?

Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu của một nước ở một giai đoạn nhất định. 

can-can-xuat-nhap-khau

Cách tính cán cân xuất nhập khẩu

Theo tài liệu của một số giáo trình trong nước và quốc tế GDP được xác định như sau: GDP = C + I + G [+ (X – M)]

Trong đó:

  • C (Chi tiêu của hộ gia đình): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.

  • G (Chi tiêu của chính phủ): Là tổng chi tiêu của chính phủ bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức, công ích,…

  • I (Tổng đầu tư): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng,…

  • X – M (Cán cân thương mại): Cán cân xuất nhập khẩu của nền kinh tế. (xuất khẩu [export]) – M (nhập khẩu [import]).

Kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì cán cân ngoại thương thặng dư.

Kim ngạch nhập khẩu lớn hơn thì cán cân ngoại thương thâm hụt.

can-can-xuat-nhap-khau

Vai trò của cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu phản phản ánh hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu của một quốc gia. Cụ thể:

  • Đưa ra con số đánh giá vĩ mô để giúp các nhà quản trị có chiến lược đối nội đối ngoại đúng đắn. Ví dụ, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ trên 200 tỷ USD hàng năm. Để xoa dịu công bố Việt Nam lợi dụng thương mại Mỹ, gần đây Việt Nam đã có hợp đồng

    giá trị lên tới 12,7 tỷ USD liên quan đến việc đặt mua máy bay của Mỹ.

  • Nhập khẩu hàng hóa bổ sung nguyên, nhiên liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa. 

  • Mở rộng chính sách nhập khẩu đồng nghĩa hàng hóa sẽ ồ ạt vào thị trường nội địa nên đây sẽ là cuộc thanh trừng với doanh nghiệp yếu kém và sẽ là cuộc cạnh tranh sòng phẳng, nâng cao chất lượng sản xuất trong nước.

  • Xuất khẩu thu về một nguồn vốn lớn, nguồn ngoại tệ cho nước đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

can-can-xuat-nhap-khau

Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu

Sự phát triển của Logistics

Thực tế chứng minh, nước nào có ngành Logistics phát triển thì đương nhiên cán cân xuất nhập khẩu luôn tăng trưởng hai con số hàng năm. Chiến lược phát triển ngành logistics nói chung và nhân lực ngành logistics đang được nhà nước quan tâm và khuyến khích mạnh mẽ. Nhất là việc ứng dụng chuyển đổi số của ngành được các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ. 

X

uất khẩu và nhập khẩu

Xuất, nhập khẩu là hai yếu tố không thể thiếu của cán cân XNK. Xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước khác. Dòng lưu chuyển xuất nhập khẩu tạo nên kim ngạch XNK của một quốc gia, căn cứ vào kim ngạch đó để có hướng đi phù hợp cho sự phát triển, sản xuất chế tạo trong nước.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ so với nội tệ của một quốc gia. Tỷ giá tăng sẽ làm cho mặt hàng đó trở nên rẻ hơn khi xuất khẩu ra nước ngoài, tăng lượng tiêu thụ và từ đó xuất khẩu sẽ nhiều hơn và ngược lại. 

Tỷ giá đồng tiền Việt Nam là top thấp nhất thế giới nên có lợi thế cho việc xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường quan trọng trên thế giới như: EU, Hoa Kỳ,…

Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế

Các chính sách ngoại giao, thương mại, chính sách thuế ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước. Hiện nay, các nước đang thành lập liên minh kinh tế, các khu phi thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa mỗi bên được thuận lợi xuất sang nước khác và cũng là một chính sách ngoại giao tin tưởng lẫn nhau vì lợi ích chung và riêng của các bên tham gia.

Tình hình cán cân xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Xuất khẩu ròng đóng góp âm vào tăng trưởng kinh tế (âm 2,65 điểm phần trăm). Trong đó, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71% (2018: 14,27%); nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35% (2018: 12,81%). 

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2019 – 2020 chậm lại do một số mặt hàng gặp khó khăn về thị trường và giá bán, một số ngành là động lực của xuất khẩu không duy trì được tốc độ tăng trưởng, gặp khó khăn trong bối cảnh một số nước gia tăng các biện pháp hạn chế và phòng vệ thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước.

Cán cân xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện đang thặng dư. Lũy kế từ đầu năm đến tháng 10 năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đã đạt hơn 500 tỷ USD. Có thể mốc kỷ lục 600 tỷ USD có thể đạt được vào cuối năm nay – theo dự báo của bộ Công thương. 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và  tái cơ cấu các chuỗi cung ứng quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, ngành logistics Việt Nam được đánh giá là tiềm năng, đang đứng trước những cơ hội lớn để bứt phá vươn lên, góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại quốc tế phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Trên đây là bài viết chi tiết về các bộ phận của chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu, cảm ơn các bạn đã theo dõi. Nếu bạn có nhu cầu thêm nữa về các dịch vụ vận chuyển trong ngành xuất nhập khẩu, vui lòng tham khảo thêm trang web của chúng tôi  Đại Lý Xe Nâng Hàng Nhập Khẩu Giá Rẻ