Cấu Trúc Bị Động Của Các Thì & Bài Tập Vận Dụng “dễ Gặp” Nhất

Cấu trúc bị động của các thì – Passive Voice là một cấu trúc khá quan trọng trong ngữ pháp Tiếng Anh nhưng vẫn còn nhiều người chưa thật sự nắm vững. Vậy câu bị động là gì? Đây là dạng câu mà chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động của một hành […]

Cấu trúc bị động của các thì – Passive Voice là một cấu trúc khá quan trọng trong ngữ pháp Tiếng Anh nhưng vẫn còn nhiều người chưa thật sự nắm vững. Vậy câu bị động là gì? Đây là dạng câu mà chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động của một hành động, được dùng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động đó. Để tìm hiểu kỹ hơn về câu bị động ứng với từng thì trong Tiếng Anh, hãy cùng ISE đọc ngay bài viết sau nhé!

>>>> Tham Khảo Thêm: 9 mẹo học Tiếng Anh giao tiếp cấp tốc cho người mất gốc

1. Cấu trúc bị động thì quá khứ

cấu trúc bị động của các thì

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cấu trúc bị động của các thì quá khứ.

Thì
Chủ động
Bị động
Ví dụ

Quá khứ đơn

S + V-ed + O

S + was/ were + V3 (+ by Sb/ O)

  • My boyfriend bought that gift in 2019.

 (Bạn trai tôi mua món quà đó vào năm 2019.)

  • That gift was bought by my boyfriend in 2019.

 (Món quà đó được bạn trai tôi mua vào năm 2019.)

Quá khứ tiếp diễn

S + was/ were + V-ing + O

S + was/ were +  being + V3 (+ by Sb/ O)

  • My mother was feeding the dog at this time yesterday.

 (Mẹ tôi đã cho chó ăn vào giờ này ngày hôm qua.)

  • The dog was being fed by my mother at this time yesterday.

 (Con chó đã được mẹ tôi cho ăn vào giờ này hôm qua.)

Quá khứ hoàn thành

S + had + V3 + O

S + had + been + V3 (+ by Sb/ O)

  • Brian had bought this washing machine in the supermarket.

 (Brian đã mua cái máy giặt này ở siêu thị.)

  • This washing machine had been bought in the supermarket by Brian.

 (Máy giặt này được mua ở siêu thị bởi Brian.)

>>>> Xem Thêm: Bật mí 10 cách học ngữ pháp Tiếng Anh cấp tốc hiệu quả tại nhà

2. Ngữ pháp bị động thì hiện tại

cau truc bị dong cua cac thi

Chia thì hiện tại ở thể bị động có công thức như thế nào? Hãy đọc thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Thì
Chủ động
Bị động
Ví dụ

Hiện tại đơn

S + V(s/es) + O

S + am/is/are + V3

(+ by Sb/ O)

  • Jane often cooks dinners.

 (Jane thường nấu bữa tối.)

  • Dinners are often cooked by Jane.

 (Bữa tối thường được nấu bởi Jane.)

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being + V3

(+ by Sb/ O)

  • I am taking care of my sister right now.

 (Tôi đang chăm sóc em gái ngay lúc này.)

  • My sister is being taken care of by me.

 (Em gái đang được tôi chăm sóc.)

Hiện tại hoàn thành

S + have/ has + V3 + O

S + have/ has + been + V3 (+ by Sb/ O)

  • Tommy has washed his car for 2 hours.

 (Tommy đã rửa xe trong 2 tiếng.)

  • Tommy’s car has been washed by him for 2 hours.

 (Xe của Tommy đã được anh ấy rửa trong 2 tiếng.)

>>>> Đọc Chi Tiết: Tiếng Anh có mấy thì? Tất tần tật công thức & cách dùng chi tiết

3. Cấu trúc bị động của thì tương lai

bài tập passive voice dạng đặc biệt

Vậy còn cấu trúc bị động của thì tương lai sử dụng thế nào? Hãy theo dõi bảng tổng hợp dưới đây nhé!

Thì
Chủ động
Bị động
Ví dụ

Tương lai đơn

S + will + V-inf + O

S + will be + V3 (+ by Sb/ O)

  • Dim will cook lunch.

 (Dim sẽ nấu bữa trưa.)

  • Lunch will be cooked by Dim.

 (Bữa trưa sẽ được nấu bởi Dim.)

Tương lai tiếp diễn

S + will be + V-ing + O

S + will be + being + V3 (+ by Sb/ O)

  • Jack will be washing dishes this time tomorrow.

 (Jack sẽ rửa chén dĩa vào giờ này ngày mai.)

  • Dishes will be being washed by Jack this time tomorrow.

 (Chén dĩa sẽ được rửa bởi Jack vào giờ này ngày mai.)

Tương lai hoàn thành

S + will have + V3 + O

S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O)

  • We will have completed this assignment by the end of year.

 (Chúng tôi sẽ hoàn thành bài luận này trước cuối năm nay.)

  • This assignment will have been completed by

    the end of year.

 (Bài luận này sẽ được chúng tôi hoàn thành trước cuối năm nay.)

>>>> Khám Phá Ngay: 7 cấu trúc câu điều kiện đặc biệt trong Tiếng Anh đầy đủ nhất

4. Ngữ pháp bị động sử dùng động từ khiếm khuyết

cấu trúc bị động của các thì

Cấu trúc bị động đối với động từ khiếm khuyết có gì khác với những động từ thường. Cùng xem cách chia bị động cho các từ khiếm khuyết sau đây:

Loại động từ
Chủ động
Bị động
Ví dụ

Động từ khiếm khuyết 

S + động từ khiếm khuyết + V-inf (+ by Sb/O)

S + động từ khiếm khuyết + be + V3 (+ by Sb/O)

  • My brother should do his homework.

 (Em trai tôi nên làm bài tập về nhà của em ấy.)

  • The homework should be done by my brother.

 (Bài tập về nhà nên được làm bởi em trai tôi.)

>>>> Không Nên Bỏ Lỡ: Cấu trúc not only but also trong Tiếng Anh dễ hiểu, đầy đủ nhất

5. Các cấu trúc bị động dạng đặc biệt

cấu trúc bị động của các thì

Ngoài những dạng ở trên, thể bị động còn có các cấu trúc đặc biệt rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ và ghi nhớ từng dạng.

5.1 Cấu trúc ngữ pháp: S + V1 + V-ing + O + …

Công thức chung:  S + V + (that) + O + should be + P2 + …

Ví dụ: 

Emma suggests drinking wine at the party. (Emma đề nghị uống rượu tại buổi tiệc)

⇒ Emma suggests that wine should be drunk at the party. (Emma đề nghị rằng rượu nên được uống tại buổi tiệc.)

5.2 Chuyển dạng to V thành bị động

* Cách 1: Nếu tân ngữ sau to V cũng chính là chủ ngữ của câu bị động:

Công thức chung: S + V + to be + V3 + (by Sb)

Ví dụ:

I want Jay to teach me. (Tôi muốn Jay dạy tôi.)

⇒ I want to be taught by Jay. (Tôi muốn được dạy bởi Jay.)

* Cách 2: Nếu tân ngữ sau to V khác chủ ngữ trong câu bị động:

Công thức chung: S + V + O + to be + V3 + (by Sb)

Ví dụ:

I want Jim to repair my bike. (Tôi muốn Jim sửa xe đạp của tôi.)

⇒ I want my bike to be repaired by Jim. (Tôi muốn xe đạp của mình được sửa bởi Jim.)

* Cách 3: Có thể dùng Sb trong câu chủ động để làm chủ ngữ của câu bị động: 

Công thức chung:  Sb + be + P2 + V3 + O

Ví dụ:

People don’t expect the police to find the stolen car. (Mọi người không mong đợi cảnh sát tìm thấy chiếc xe bị đánh cắp.)

⇒ The police aren’t expected to find the stolen car. (Cảnh sát không được mong đợi ​​sẽ tìm thấy chiếc xe bị đánh cắp.)

5.3 Chuyển câu bị động to V với từ chỉ giác quan

Công thức chung: 

S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V + O

⇒ S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught  … + to V + O

Ví dụ:

I sometimes see Jonny go out. (Tôi thỉnh thoảng bắt gặp Jonny đi ra ngoài.)

⇒ Jonny is sometimes seen to go out. (Jonny thỉnh thoảng được tôi bắt gặp khi ra ngoài.)

5.4 Chuyển câu bị động Ving với từ chỉ giác quan

Công thức chung: 

S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V-ing + O

⇒ S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught …+ V-ing + O

Ví dụ:

I see Tom feeding his dog now. (Tôi thấy Tom đang cho con chó của mình ăn ngày lúc này.)

⇒ Tom is seen feeding his dog now. (Tom được nhìn thấy là đang cho chó của mình ăn ngày lúc này.)

5.5 Cấu trúc ngữ pháp: S + V1 + Sb + V-ing + O       

Công thức chung: S + V + being + V3 + O

Ví dụ: 

Mary knows people taking her to the cinema. (Mary biết người ta đã đưa cô bé đến rạp chiếu phim.)

⇒ Mary knows being taken to the cinema. (Mary biết rằng cô bé được người ta đưa đến rạp chiếu phim.)

5.6 Thì bị động với câu giả định: It + be + adj + to V + O

Công thức chung: It + be + adj + for + O + to be + P2 ….

Ví dụ: It’s very difficult to study Chinese. (Thật là quá khó để học tiếng Trung.)

⇒ It’s very difficult for Chinese to be studied. (Nó rất khó khi học tiếng Trung.)

5.7 Cấu trúc: It + be + my/ your/ his/ her/ their/ our… + duty + to-V + O

Công thức chung: I/ You/ He/ She/ They/ We + be + supposed + to V + O

Ví dụ:

It’s their duty to do this task. (Nhiệm vụ của chúng ta là hoàn thành công việc này.)

⇒ They are supposed to do this task. (Họ phải làm nhiệm vụ này.)

5.8 Cấu trúc ngữ pháp: Sb + need / deserve + to V + Sth + …

Công thức chung: Sth + need/ deserve + V-ing …

Ví dụ: 

They need to water these plants everyday. (Họ cần tưới nước cho những cây này mỗi ngày.)

⇒ These plants need watering everyday. (Những cây này cần được tưới mỗi ngày.)

5.9 Chuyển thành bị động với dạng ALLOW + to V

Công thức chung: S + let + … + V        

⇒ Sb + be + allowed + to V …

Ví dụ: 

Laura let Kevin enter the room. (Laura cho phép Kevin vào phòng.)

⇒ Kevin was allowed to enter the room. (Kevin được cho phép đi vào phòng.)

6. Một số lưu ý khi chuyển câu chủ động sang bị động

cấu trúc bị động của các thì

Các bạn cần chú ý một số điểm dễ nhầm lẫn của câu bị động như sau:

  • Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, … thì được bỏ đi trong câu bị động

Ví dụ:  Someone stole my motorbike last week. (Ai đó đã lấy chiếc xe đạp của tôi vào tuần trước.)

⇒ My motorbike was stolen last week. (Xe đạp của tôi đã bị mất vào tuần trước.)

  • Nếu người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng “by”, nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng “with”
  • Các nội động từ (là những động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở thể bị động.

Ví dụ: Jane’s arm hurts. (Cánh tay của Jane bị đau)

  • Mọi sự biến đổi về thì và thể đều nhằm vào động từ “to be”, còn phân từ 2 giữ nguyên.

to be made from…: Được làm ra từ… (đề cập đến việc biến đổi nguyên vật liệu từ trạng thái ban đầu để làm nên vật)

Ví dụ: Papers are made from wood. (Giấy được làm ra từ gỗ.)

to be made of…: Được làm bằng… (Đề cập đến chất liệu tạo nên vật)

Ví dụ: These tables are made of wood. (Những cái bàn này được làm bằng gỗ.)

to be made out of…: Được làm bằng… (Đề cập đến quá trình tạo ra vật)

Ví dụ: That cake was made out of flour, sugar, butter, milk and eggs. (Cái bánh kia được làm bằng bột, đường, bơ, sữa và trứng.)

to be made with…: Được làm với… (Đề cập đến chỉ một trong số những chất liệu làm nên vật)

Ví dụ: This pizza tastes good because it was made with a lot of cheese. (Cái pizza này rất ngon vì nó được làm ra với nhiều phô mai.)

  • Trong một vài trường hợp to be/to get + V3 không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:

Chỉ việc chủ ngữ tự làm việc gì đó

Ví dụ: 

Could I give you a hand with these tomatoes? (Tôi giúp bạn làm mấy quả cà chua này nhé?)

No thanks, I will be done when I finish cooking this soup. (Không cần đâu, tôi sẽ tự làm sau khi nấu xong nồi súp này.)

Chỉ một trạng thái hay tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải

Ví dụ:

Could you please check my messages while I am gone? (Bạn có thể giúp tôi kiểm tra tin nhắn trong lúc tôi đi ra ngoài không?)

7. Bài tập vận dụng mẫu câu bị động

cấu trúc bị động của các thì

Sau khi đã nắm được cấu trúc bị động của các thì, bạn cần luyện tập ngày để hiểu rõ và nhớ bài lâu hơn. Hãy cùng ISE áp dụng kiến thức đã học vào những bài dưới đây nhé!

Bài tập 1: Chuyển các câu hỏi sau sang thể bị động.

Phần câu hỏi:

  1. Are you going to have the shoemaker repair your shoes?

  2. Have you sent the Christmas cards to your family?

  3. How did the police find the lost man?

  4. I wonder whether the board of directors will choose Susan or Jane for the position.

  5. How are you going to deal with this problem?

  6. When will you do the work?

  7. How do you spend this amount of money?

Phần đáp án:

  1. Are you going to have your shoes repaired?

  2. Have the Christmas cards been sent to your family?

  3. How was the lost man found by the police?

  4. I wonder whether Susan or Jane will be chosen for the position by the board of directors.

  5. How is this problem going to be dealt with?

  6. When will the work be done?

  7. How is this amount of money spent?

Bài tập 2: Chuyển các câu sau sang thể bị động.

Phần câu hỏi:

  1. They had the police arrest the shoplifter.

  2. Anne had had a friend type her composition.

  3. They have her tell the story again.

  4. I must have the dentist check my teeth.

  5. The shop assistant handed these boxes to the customer.

  6. She showed her ticket to the airline agent.

  7. Our friends send these postcards to us.
  8. They moved the fridge into the living room.

  9. The committee appointed Alice secretary for the meeting.

  10. Tim ordered this train ticket for his mother.

Phần đáp án:

  1. They had the shoplifter arrested.

  2. Anne has had her composition typed.

  3. They have the story told again.

  4. I must have my teeth checked.

  5. The customer was handed these boxes by the shop assistant (hoặc The boxes were handed to a customer by the shop assistant)

  6. Her ticket was shown to the airline agent by her.

  7. These postcards are sent to us by our friends.

  8. The fridge was moved into the living room.

  9. Alice was appointed secretary for the meeting by the committee.

  10. This train ticket was ordered for Tim’s mother by him.

Bài tập 3: Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc

Phần câu hỏi:

  1. Dr. Byrd is having the students (write ) ……………….   a composition.

  2. Ellen got Marvin (type) ………………her paper.

  3. Will Mr. Brown have the porter (carry)………………………his luggage to his car?

  4. We got our house (paint) ……………… last week.

  5. Maria is having her hair (cut) ……………………. tomorrow.

  6. Toshiko had her car (repair) ………….. by a mechanic.

  7. Mark got his transcripts (send)………………. to the university.

Phần đáp án:

  1. write

  2. to type

  3. carry

  4. painted

  5. cut

  6. repaired

  7. sent

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cấu trúc bị động của các thì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua đó, các bạn đã hiểu rõ hơn về cấu trúc ngữ pháp này và có thể áp dụng vào bài tập. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về câu bị động, đừng ngại liên lạc với ISE qua hotline (+84) 898 898 646 hoặc điền form đăng ký tại đây để nhận tư vấn.

4.1/5 – (22 bình chọn)