Câu hỏi đuôi, câu mệnh lệnh trong tiếng Anh

Câu hỏi đuôi, câu mệnh lệnh là một trong những điểm ngữ pháp rất hay gặp trong các kỳ thi cũng như trong giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Chính vì thế, hôm nay Công ty dịch thuật Miền Trung MIDtrans tổng hợp một bài viết về cách dùng và phân biệt các loại câu hỏi đuôi, hy vọng các bạn sẽ dễ dàng chinh phục được phần ngữ pháp này!

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Câu hỏi đuôi – Tag Question

Định nghĩa

Câu hỏi đuôi là dạng một câu hỏi ngắn, chỉ gồm 2 từ, nằm đằng sau một câu trần thuật.

Vị trí: Câu hỏi đuôi được thêm vào cuối câu khẳng định hoặc phủ định, cả hai vế được ngăn cách nhau bằng dấu phẩy.

Chức năng: Câu hỏi đuôi được sử dụng khi người nói muốn xác minh xem thông tin là đúng hay không hoặc khi muốn người nghe hồi đáp về câu trần thuật đó.

Ngữ điệu:

  • Nếu người hỏi xuống giọng ở câu hỏi đuôi thì tức là người nói thực sự không muốn hỏi, mà muốn người nghe xác nhận điều mình nói.

  • Nếu người hỏi lên giọng ở câu hỏi đuôi thì tức là người nói muốn hỏi thêm thông tin từ người nghe.

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Cấu trúc 

Công thức chung:

S + V + O, trợ động từ + đại từ?

Trong đó:

Đại từ: Lấy chủ ngữ ở câu đầu đổi thành đại từ.
Trợ động từ: Phụ thuộc vào động từ ở câu trước.

Nếu câu trần thuật là thể khẳng định, thì câu hỏi đuôi sẽ là thể phủ định và ngược lại.

Ví dụ:
Your mother likes reading newspaper, doesn’t she?
Your mother doesn’t like reading newspaper, does she?

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Các dạng thường gặp của câu hỏi đuôi

Thì hiện tại đơn

Động từ “to be”

S + am/is/are + O, isn’t/ aren’t + S?

Ex:
I am late, aren’t I? (Tôi đến trễ phải không?)
He is late, isn’t he? (Anh ta đến trễ phải không?)

S + am/is/are + not + O, am/is/are + S?

Ex:
I am not late, am I?

He isn’t late, is he?

Động từ thường

S + V + O, don’t/doesn’t + S?

Ex:
Tom likes football, doesn’t he (Tom thích bóng đá, phải không?)

S + don’t/doesn’t + V + O, do/does + S?

Ex:
Tom doesn’t like football, does he?

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Thì hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V_ing, isn’t/ aren’t + S?

S + am/is/are + not + V_ing, am/is/are + S?

Ex:
It is raining, isn’t it? (Trời đang mưa phải không?)

Ex:
It isn’t raining, is it?

Thì hiện tại hoàn thành

S + have/has + V3/ed, haven’t/ hasn’t + S?

S + have/has + not + V3/ed, have/has + S?

Ex:
Tom has gone out, hasn’t he? (Tom vừa chạy ra ngoài phải không?)

Ex:
Tom hasn’t gone out, has he?

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Thì quá khứ đơn

Động từ “to be”

S + was/were + O, wasn’t/weren’t + S?

Ex:
They were late, weren’t they? (Họ đến trễ phải không?)

S + was/were + not + O, was/were + S?

Ex:
They weren’t late, were they?

Động từ thường

S + V2/ed + O, didn’t + S?

Ex:
She had to leave early, didn’t she? (Cô ấy phải rời sớm phải không?)

S + didn’t + V + O, did + S?

Ex:
She didn’t have to leave early, did she?

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Thì tương lai đơn

S + will + V_inf, won’t + S?

S + will + not + V_inf, will + S?

Ex:
You’ll be back soon, won’t you? (Có phải bạn sẽ quay lại sớm?)

Ex:
You won’t be back soon, will you?

Động từ khiếm khuyết (modal verbs)

S + modal verbs + V_inf, modal verbs + not + S?

S + modal verbs + not + V_inf, modal verbs + S?

Ex:
The children can swim, can’t they? (Bọn trẻ có bơi được không?)

Ex:
The children can’t swim, can they?

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

Chú ý:

Trong câu hỏi đuôi chúng ta luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they,..) để đặt câu hỏi. Nếu là câu hỏi đuôi phủ định chúng ta dùng hình thức tỉnh lượt giữa “not” với “to be” hoặc với trợ động từ (isn’t, don’t, doesn’t, haven’t, didn’t, can’t, won’t,…)

Ví dụ:
Tom was at home, wasn’t he?
Không nói: Wasn’t Tom? hay was not Tom?

Một số trường hợp đặc biệt

1. Đối với động từ “Am”

Chúng ta không dùng “am not I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
I am wrong, aren’t I?

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

2. Đối với động từ khiếm khuyết “Must”

Vì “must” có nhiều cách dùng nên tùy theo cách dùng sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau.

  •  

    Khi “must” chỉ sự cần thiết, ta dùng “needn’t” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    They must work hard, needn’t they? (Họ phải làm việc tích cực hơn, đúng không?)

  •  

    Khi “must” chỉ sự cấm đoán, ta dùng must cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    You mustn’t come late, must you? (Anh không được đến trễ, nghe chưa?)

  •  

    Khi “must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại, ta dựa vào động từ theo sau “must” để chọn động từ cho thích hợp.
    Ví dụ:
    She must be a very kind woman, isn’t she? (Bà ta ắt hẳn là một người phụ nữ tốt bụng, phải không?)

  •  

    Khi “must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức “must + have + V3/ed), ta dùng have/has cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    You must have stolen my wallet, haven’t you? (Chị chắc hẳn là đã lấy cắp ví tiền của tôi, đúng không?)

 cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

3. Đối với động từ “Have to”

Với động từ “have/ has/ had to” thì ta dùng trợ động từ “do/ does/ did” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
She has to go home, doesn’t she? (Có phải cô cấy cần về nhà?)
He had to go to school yesterday, didn’t he? (Hôm qua anh ta phải đến trường đúng không?)

4. Đối với động từ “Let”

Khi “Let” đặt đầu câu, căn cứ vào ý nghĩa mà “let” truyền tải trong câu để chọn động từ phù hợp.

  •  

    “Let’s” trong câu gợi ý, rủ rê ai làm việc gì đó cùng mình thì ta dùng “shall we?” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    Let’s go, shall we? (Ta đi thôi, phải không nào?)
    Let’s have buttered scones with strawberry jam for tea, shall we? (Chúng ta cùng ăn bánh bơ nướng với mứt dâu tây và uống trà thôi, phải không nào?)

  •  

    “Let” trong câu xin phép (let us/let me) thì ta dùng “will you?” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    Let us use the telephone, will you? (Cho bọn mình sử dụng điện thoại, được không?)
    Let me have some drink, will you? (Cho mình uống nước, được không?)

  •  

    “Let” trong [câu đề nghị] giúp người khác (let me), dùng “may I?”
    Ví dụ:
    Let me help you do it, may I? (Để mình giúp cậu làm, được chứ?)

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

5. Đối với câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh được dùng để diễn đạt ý muốn ai đó nghe theo lời khuyên của mình.

  •  

    Diễn tả lời mời thì ta dùng “won’t you” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    Drink some coffee, won’t you? (Mời bạn uống chút cà phê nhé?)

  •  

    Diễn tả sự nhờ vả thì ta dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    Take it away now, will you? (Vứt dùm mình nhé?)

  •  

    Diễn tả sự ra lệnh thì ta dùng “can/ could/ would you” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    Go out, can’t you? (Ra ngoài dùm tôi?)

  •  

    Đối với câu mệnh lệnh phủ định chỉ được dùng “will you” cho câu hỏi đuôi.
    Ví dụ:
    Don’t marry her, will you? (Con sẽ không cưới con bé đó chứ?)

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

6. Đối với câu có đại từ bất định chỉ người

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: Anyone, anybody, no one, nobody, none, everybody, everyone, somebody, someone thì chúng ta dùng đại từ “they” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
Someone had recognized him, hadn’t they? (Có người đã nhận ra hắn, phải không?)

Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như no one, nobody, none thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:
Nobody remembered my date of birth, did they? (Không ai nhớ ngày sinh của tôi hết, phải không)

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

7. Đối với câu có đại từ bất định chỉ vật

Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: Nothing, something, everything thì chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
Everything is okay, isn’t it? (Mọi thứ đều tốt đẹp phải không?)

Tuy nhiên, nếu chủ ngữ là những đại từ mang tính phủ định như nothing thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:
Nothing was said, was it? (Lúc đó không ai nói gì hết, phải không?)

cau-hoi-duoi-cau-menh-lenhcau-hoi-duoi-cau-menh-lenh

8. Đối với câu có chủ ngữ mang tính chất phủ định

Những câu trần thuật có chứa các từ như: Neither, none, no one, nobody, nothing, scarcely, barely, hardly, hardly ever, seldom thì phần câu hỏi đuôi sẽ ở thể khẳng định.

Ví dụ:
Peter hardly ever goes to parties, does he? (Peter hầu như không bao giờ đi dự tiệc tùng, phải không?)

9. Đối với câu cảm thán

Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, đồng thời dùng động từ là: Is, are, am.

Ví dụ:
What a beautiful day, isn’t it? (Một ngày thật đẹp, đúng không?)

cau-hoi-duoi-trong-tieng-anhcau-hoi-duoi-trong-tieng-anh

10. Đối với câu có chủ ngữ là “One”

Khi chủ ngữ chính trong mệnh đề chính là “one”, ở câu hỏi đuôi dùng “you” hoặc “one”.

Ví dụ:
One can be one’s master, can’t one/you? (Mỗi người đều có thể kiểm soát bản thân, đúng không?)

11. Đối với câu có “used to” (đã từng)

Khi câu đầu sử dụng động từ “used to” để diễn tả thói quen, hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ, ta xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did”.

Ví dụ:
She used to live here, didn’t she? (Cô ta đã từng sống ở đây, đúng không?)

12. Đối với câu có “Had better”

Khi cầu đầu sử dụng động từ “had better”, ta mượn trợ động từ “had” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
He had better stay, hadn’t he? (Anh ta tốt hơn là nên ở nhà, đúng không?)

cau-hoi-duoi-trong-tieng-anhcau-hoi-duoi-trong-tieng-anh

13. Đối với câu có “Would rather”

Khi cầu đầu sử dụng động từ “would rather”, ta mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
You would rather go, wouldn’t you? (Bạn muốn đi phải không?)

14. Đối với cấu trúc “I think”

Khi mệnh đề chính có cấu trúc:

I + think/ believe/ suppose/ figure/ assume/ fancy/ imagine/ reckon/ expect/ see/ + mệnh đề phụ

Ta dùng động từ trong mệnh đề phụ để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
I think he will come here, won’t he? (Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?)

cau-hoi-duoicau-hoi-duoi

Lưu ý:

  •  

    Dù “not” nằm ở mệnh đề chính, nhưng tính chất phủ định có ảnh hưởng đến cả câu nên vẫn tính như ở mệnh đề phụ.
    Ví dụ:
    I don’t believe Mary can do it, can she? (Tôi không tin Mary có thể làm điều đó, đúng không?)

  • Cũng mẫu cấu trúc này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì dùng động từ chính trong câu (think/ believe/ suppose/…) để xác định động từ cho câu hỏi đuôi.

    Ví dụ:
    She thinks he will come, doesn’t she? (Cô ấy nghĩ anh ta sẽ đến, đúng không?

15. Đối với câu điều ước Wish

Khi mệnh đề chính dùng “wish”, ta dùng “may” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
I wish to meet the doctor, may I? (Tôi muốn được gặp bác sĩ, được chứ?)

16. Đối với mệnh đề danh từ

Khi chủ ngữ là một mệnh đề danh từ, ta dùng “it” cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
What you have said is wrong, isn’t it? (Điều bạn nói là sai, đúng không?)

cau-hoi-duoi-trong-tieng-anhcau-hoi-duoi-trong-tieng-anh

17. Đối với chủ ngữ this/ that

This/ that được thay bằng it cho câu hỏi đuôi.

Ví dụ:
This is your wife, isn’t it? (Đây là vợ bạn phải không?)

Câu mệnh lệnh

Định nghĩa

Câu mệnh lệnh là loại câu đưa ra các chỉ dẫn hoặc lời khuyên, đồng thời thể hiện một mệnh lệnh, sự sai khiến, định hướng hoặc yêu cầu. Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh còn được gọi là “jussive” hoặc “directive”. Tùy thuộc vào cách truyền đạt, một câu mệnh lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là người nghe, nhưng điều này không áp dụng với câu mệnh lệnh ở dạng gián tiếp.

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Ví dụ:

  • Open the door, Susie. Let me in, right now!

(Mở cửa ra, Susie. Để tôi vào đó, ngay bây giờ!)

  • Annie told Susie to open the door.

(Annie bảo Susie mở cửa.)

Phân loại 

Có rất nhiều loại câu mệnh lệnh với nhiều đặc điểm ngữ pháp cần lưu ý. Dưới đây, Step Up sẽ giới thiệu các câu mệnh lệnh phổ biến, thông dụng nhất là dạng câu trực tiếp, câu gián tiếp tiếng Anh và câu yêu cầu mệnh lệnh với let.

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

1. Câu mệnh lệnh, yêu cầu trực tiếp

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu thông dụng

Khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó, chúng ta dùng một động từ nguyên thể mà không cần chủ ngữ. Dạng câu này là phổ biến nhất trong các dạng câu yêu cầu, mệnh lệnh và thường được lên giọng ở cuối câu.

Ví dụ:

  • It’s cold, put some more clothes on and turn off the fan.

(Lạnh đấy, mặc thêm áo vào và tắt quạt đi.)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu có đối tượng chỉ định

Ở dạng câu phía trên, chủ ngữ là được ngầm hiểu là người nghe. Dạng câu đầy đủ của nó là một câu yêu cầu có đối tượng chỉ định. Chúng ta chỉ cần chỉ rõ đối tượng của mệnh lệnh là ai.

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Ví dụ:

  • Students from class 6A1, move to the soccer field.

(Học sinh lớp 6A1, di chuyển về phía sân đá bóng.)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ Do

Câu yêu cầu với trợ động từ “do” mang ý nghĩa nhấn mạnh vào hành động. Cấu trúc câu tương đối đơn giản, bạn chỉ cần dùng “do” với một động từ nguyên thể.

Ví dụ:

  • Do make sure you prepare the materials and finish your homework before the next class.

(Các em nhớ chuẩn bị tài liệu và hoàn thành bài tập về nhà trước buổi học tới nhé.)

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ Please

Để câu cầu khiến không bị nặng nề và lịch sự hơn, chúng ta có thể sử dụng từ “please” ở đầu hoặc cuối câu. “Please” có nghĩa là “làm ơn”, thường được sử dụng khi bạn muốn yêu cầu một người lạ hoặc có vai vế cao hơn mình.

Ví dụ:

  • Please stand in line and wait for your order.

(Làm ơn hãy xếp hàng và đợi lấy đồ của bạn.)

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu dạng nghi vấn/câu hỏi

Khi đưa ra mệnh lệnh, người nói thường có xu hướng đặt câu yêu cầu dạng câu hỏi để đặt bớt áp lực lên người nghe. Các động từ tình thái như Can, Could, May,… thường được sử dụng trong dạng câu này. Ngoài ra, các trợ động từ như Would, Will,… cũng được dùng phổ biến để tăng mức độ lịch sự.

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Ví dụ:

  • Could you show me the way to the post office?

(Bạn có thể chỉ đường cho tôi đến bưu điện được không?)

  • Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng phủ định

Đây là dạng tương tự như câu yêu cầu thông dụng với động từ nguyên thể, nhưng người nói không muốn người nghe làm điều gì đó.

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Công thức chung:

Do + not + V

Ví dụ:

  • Do not cross the road while looking at your phone.

(Đừng băng qua đường khi đang nhìn chằm chằm vào điện thoại.)

Câu mệnh lệnh, yêu cầu gián tiếp

  • Câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định

Câu tường thuật mang nghĩa yêu cầu, đề nghị thường sử dụng các động từ như “ask”, “tell”, “order”. Tân ngữ trong dạng câu này thường được xác định rõ ràng.

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Công thức chung:

S + ask/tell/order + O + to V

Ví dụ:

  • Susie asked Annie to drop by the teachers’ office with her.

(Susie bảo Annie cùng ghé qua văn phòng giáo viên với cô.)

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

  • Câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định

Cấu trúc câu yêu cầu, mệnh lệnh ở dạng phủ định chỉ khác câu khẳng định ở chỗ cần thêm từ “not” vào đằng sau tân ngữ.

Công thức chung:

S + ask/tell/order + O + not + to V

Ví dụ:

  • My father told my sister not to hang out with strange people.

(Cha tôi bảo em gái tôi không được đi chơi với người lạ.)

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Câu mệnh lệnh với let

Dạng câu này thường được dùng khi tân ngữ hay đối tượng được yêu cầu, ra lệnh trong câu không phải người nghe mà là một người khác. 

Công thức chung:

Let + O + V

Ví dụ:

  • Let me help you with your homework so you can go to bed soon.

(Hãy để mình giúp bạn làm bài tập về nhà để bạn có thể đi ngủ sớm.)

cau-de-nghi-trong-tieng-anhcau-de-nghi-trong-tieng-anh

Trong trường hợp bạn còn gặp khó khăn khi có nhu cầu dịch thuật các loại tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh xin vui lòng liên hệ với Hotline của chúng tôi, Các chuyên gia ngôn ngữ của chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn.

Liên hệ với chuyên gia khi cần hỗ trợ

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng thực hiện các bước sau
Bước 1: Gọi điện vào Hotline: 0947.688.883 (Mr. Khương) hoặc 0963.918.438 (Mr. Hùng) để được tư vấn về dịch vụ (có thể bỏ qua bước này)
Bước 2: Giao hồ sơ tại VP Chi nhánh gần nhất hoặc Gửi hồ sơ vào email: info@dichthuatmientrung.com.vn để lại tên và sdt cá nhân để bộ phận dự án liên hệ sau khi báo giá cho quý khách. Chúng tôi chấp nhận hồ sơ dưới dạng file điện tử .docx, docx, xml, PDF, JPG, Cad.
Đối với file dịch lấy nội dung, quý khách hàng chỉ cần dùng smart phone chụp hình gửi mail là được. Đối với tài liệu cần dịch thuật công chứng, Vui lòng gửi bản Scan (có thể scan tại quầy photo nào gần nhất) và gửi vào email cho chúng tôi là đã dịch thuật và công chứng được.
Bước 3: Xác nhận đồng ý sử dụng dịch vụ qua email ( theo mẫu: Bằng thư này, tôi đồng ý dịch thuật với thời gian và đơn giá như trên. Phần thanh toán tôi sẽ chuyển khoản hoặc thanh toán khi nhận hồ sơ theo hình thức COD). Cung cấp cho chúng tôi Tên, SDT và địa chỉ nhận hồ sơ
Bước 4: Thực hiện thanh toán phí tạm ứng dịch vụ

 Công ty CP dịch thuật Miền Trung – MIDTrans

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Địa chỉ trụ sở chính : 02 Hoàng Diệu, Nam Lý Đồng Hới, Quảng Bình

Văn Phòng Hà Nội: 101 Láng Hạ Đống Đa, Hà Nội

Văn Phòng Huế: 44 Trần Cao Vân, Thành Phố Huế

Văn Phòng Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng

Văn Phòng Sài Gòn 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận , TP Hồ Chí Minh

Văn Phòng Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Văn Phòng Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương