Chu vi hình tròn – Bài tập & lời giải Toán lớp 5

5/5 – (11 bình chọn)

Đố bạn nhỏ biết chu vi của trái đất – nơi chúng ta đang sống là bao nhiêu? Ở chương trình Toán lớp 5 các em đã được làm quen với hình tròn, đường tròn; cách phân biệt và nhận biết được bán kính của hình tròn, và đường tròn. Vậy hôm nay Itoan sẽ dạy cho các em về cách tính chu vi hình tròn do iToan biên soạn nhé. Hãy cùng Itoan khám phá thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích từ bài học này ,chúc các em học tốt. Sau khi theo dõi bài học xong, chúng ta sẽ giải đáp được câu đố trên nhé. 

Các em cùng bắt đầu vào bài học nào!

Mục tiêu bài học – Chu vi hình tròn

  • Ôn tập lại cách tính chu vi.
  • Cách tính chu vi hình tròn và đưa ra kết luận.
  • Vận dụng để giải các bài tập.

Lý thuyết cần nắm vững – Chu vi hình tròn

Khái niệm:

Độ dài của một đường tròn được gọi là chu vi của hình tròn đó.

Chu vi hình trònChu vi hình tròn

Công thức tổng quát :

Để tính chu vi của hình tròn, ta lấy độ dài của đường kính nhân với 3,14, hoặc 2 lần bán kính nhân với 3,14.

Chu vi hình trònChu vi hình tròn

{ Trong đó ta có: C là chu vi của hình tròn, d là đường kính của hình tròn và r là bán kính của hình tròn }

Ví dụ 1: Cho hình tròn có bán kính là 3 cm. Tính chu vi của hình tròn ?

Lời giải:

Chu vi của hình tròn là:

3 x 2 x 3,14 = 18,84 (cm)

Đáp số: 18,84cm

Ví dụ 2: Cho hình tròn có đường kính là 3 cm. Tính C hình tròn ?

Lời giải:

Chu vi của hình tròn là:

3 x 3,14 = 9,42 (cm)

Đáp số: 9,42cm

Các bạn hãy so sánh kết quả giữa Ví dụ 1 Ví dụ 2, và đưa ra nhận xét?

Trên đây là lý thuyết của bài toán và hướng dẫn cách làm bài cơ bản, từ đó là tiền đề cho các bạn làm những tài tập từ cơ bản đến nâng cao. Các em hãy nghe thêm video thầy giáo giảng bài nhé!

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa

Dưới đây là tổng hợp bài tập và lời giải chi tiết, chính xác nhất  do iToan tổng hợp theo chương trình sách giáo khoa Toán lớp 5 trang 98, 99. Các em hãy tự làm bài trước và so sánh lời giải nhé!

Câu 1: Hãy tính chu vi những hình tròn có đường kính d sau đây:

A. d = 0,6cm;

B. d = 2,5dm;

C. d= 45m .

Hướng dẫn: C = d x 3,14 ( Trong đó C là chu vi của hình tròn và d là đường kính)

Bài giải:

a) C = 0,6 x 3,14 = 1,844 (cm)

b) C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)

c) C = 45 x 3,14 = 141,3 (m)

Vậy đáp số:

A. 1,844cm;

B. 7,85dm;

C. 141,3 (m)

Cùng làm thêm bài tập để ghi nhớ bạn nhé!

Câu 2: Tính chu vì của những hình tròn có bán kính sau:

A) r = 2,75cm;

B) r = 6,5dm;

C) r = 12m

Bài Làm:

Hướng dẫn: C = r x 2 x 3,14 (C là chu vi của hình tròn, r là bán kính)

Bài giải:

A. C = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm)

B. C = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)

C. C = 12 x 2 x 3,14 = 24 x 3,14 = 75,36 (m)

Sau khi làm 2 bài toán tính chu vi, các bạn hãy làm bài toán thứ 3 liên hệ thực tế nhé!

Câu 3: Một chiếc bánh xe của ô tô có đường kính là 0,75m. Hãy tính chu vi của bánh xe đó:

Bài giải:

Chu vi của bánh xe là:

0,75 x 3,14 = 2,355 (m)

Vậy đáp số là: 2,355m

Bài toán ôn luyện thêm: 

Bài 1: Cho hình tròn có bán kính 

4

c

m

. Tính C ?

A. 15,7      B. 25,12     C. 12,56       D. 24,5

Bài 2: Tính C của Hình tròn có đường kính

d

=

2

,

5

d

m ? 

A. 6,78dm     B. 6,53dm      C. 8,85dm         D. 7,85

Bài 3: Tính bán kính Hình tròn có chu vi:

C

=

26

,

376

m

A. 2,1m      B. 9,6m      C. 8,4m      D. 4,2m

Đáp án: 1 – B; 2 – D; 3 – D

Lời kết

Bài toán trên là một dạng toán cơ bản, ứng dụng nhiều trong quá trình học môn Toán và đời sống thực tế hằng ngày của các em. Tạo nền tảng cho các bài toán hình học các năm học tiếp theo, các em hãy tự học và luyện tập thành thạo. Để tìm thêm các kiến thức lý thuyết và bài tập tự luyện, các em có thể tham khảo Toppy. Toppy là nền tảng học trực tuyến và luyện thi; với nhiều khóa học đa dạng, bao gồm nhiều bài giảng hay, dễ hiểu và bổ ích, là chìa khóa giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và nâng cao điểm số.

Chúc các em học tốt!

Xem thêm một số bài giảng liên quan khác tại đây: