Company Profile là gì – IN5G

Company Profile là gì và tầm quan trọng của nó đối với công ty? Đây là một thuật ngữ trong tiếng Anh, được dịch là Hồ sơ doanh nghiệp. Dù cho quy mô đơn vị của bạn có như thế nào, bạn cũng không thể thiếu Company Profile cho riêng mình. Lần này, IN5G sẽ giới thiệu chi tiết các thông tin về Company Profile là gì cũng như những yêu cầu liên quan đến bộ hồ sơ doanh nghiệp này.

Company Profile là gì?

Đây là một bản tóm tắt chuyên nghiệp về mọi điều liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động. Company Profile là thứ mà doanh nghiệp cần có để huy động vốn và giành được sự tín nhiệm từ phía các nhà đầu tư. Đồng thời, đây cũng là một bản thông báo chi tiết về doanh nghiệp gửi đến khách hàng.

Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà độ dài và biến thể của Company Profile sẽ có sự khác nhau. Đối với những đơn vị mới trên thị trường, độ dài của hồ sơ doanh nghiệp chỉ khoảng 2 trang. 

Nhưng với những doanh nghiệp đã phát triển nhiều năm, nhận được nhiều giải thưởng, quy mô công ty lớn, đạt các chứng nhận và từng hợp tác với nhiều khách hàng lớn. Thì trong Company Profile sẽ ghi danh mục đầy đủ những điều trên.

Điểm quan trọng mà bạn cần phải chú ý khi xây dựng Company Profile của mình chính là làm sao để tài liệu được viết tốt nhất có thể. Hãy trình bày nó một cách súc tích nhưng đầy đủ và chính xác. Đồng thời tuyệt đối không được gặp các lỗi morat như chính tả, ngữ pháp, diễn đạt,…

Xem Thêm: In Catalogue – Hồ Sơ Doanh Nghiệp

Company Profile

Những thông tin cần có trong company profile

Company Profile cần thật đầy đủ và bao quát hết tất cả về doanh nghiệp. Không chỉ trình bày những thông tin cơ bản mà còn nhấn mạnh những điểm nổi bật nhất. Qua đó giúp chủ đầu tư và khách hàng nhanh chóng nắm rõ những điều họ quan tâm.

Hồ sơ doanh nghiệp bao gồm những thông tin chính sau sau:

  • Tên công ty;

  • Ngày thành lập;

  • Địa chỉ vật lý của công ty chính và các công ty con;

  • Số điện thoại và fax;

  • URL của website;

  • Email;

  • Khái niệm cơ bản về công ty.

Dưới đây là thông tin cần trình bày liên quan đến lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các sản phẩm. Tuy nhiên mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những yêu cầu nhất định riêng. Vậy nên bạn hãy linh động sắp xếp sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bản thân.

  • Mô tả về doanh nghiệp, bao gồm tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh;

  • Mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ;

  • Lịch sử hình thành và phát triển của công ty;

  • Quan hệ công chúng;

  • Quảng cáo marketing;

  • Thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh;

  • Chính sách an toàn, bảo mật, sức khỏe, môi trường;

  • Chi tiết các nhóm cốt lõi trong công ty;

  • Danh mục khách hàng;

  • Những điểm nổi bật.

Tiếp theo là những điều về thành tích cũng như những thành tựu đáng chú ý mà doanh nghiệp đã nhận được:

  • Giải thưởng;

  • Giấy chứng nhận;

  • Các chương trình và những dự án đặc biệt đã và đang hoàn thiện;

  • Lời chứng thực;

  • Tin tức và phương tiện truyền thông công nhận;

  • Các mặt hàng.

Bố cục trình bày Company Profile

Nội dung cần thể hiện trong Company Profile rất nhiều, đặc biệt đối với những công ty đã có nhiều năm hoạt động. Do đó việc sắp xếp làm sao cho hài hòa, hợp lý và nêu bật lên những điều cần thiết là cực kỳ quan trọng.

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể tham khảo cách sắp xếp danh mục bố cục “cuốn sách nhỏ” như sau:

  • Phần bìa: bao gồm logo, tên giao dịch của doanh nghiệp, slogan, hình ảnh tượng trưng cho lĩnh vực kinh doanh;

  • 2 trang đầu tiên: phụ lục, thông tin về doanh nghiệp và lịch sự hình thành, các mốc sự kiện trọng điểm;

  • 2 trang tiếp theo: giới thiệu tổng quan về công ty, ngành nghề hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh và một số hình ảnh đi kèm;

  • 2 trang kế tiếp: hình ảnh nhân viên (đang mặc đồng phục là ưu điểm), bộ máy hoạt động, dàn nhân sự cốt cán;

  • 2 trang tiếp: giới thiệu chi tiết nhất về ngành nghề kinh doanh;

  • 2 trang sau: thông tin về những dự án tiêu biểu đã từng thực hiện;

  • Nội dung những trang kế: trình bày đầy đủ những vấn đề về xã hội hiện đại, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tiếp đó là thế mạnh của công ty, cách giải quyết những vấn đề trên và việc hướng đến cộng đồng như thế nào là hiệu quả nhất.

  • Bìa cuối cùng: logo và thông tin liên hệ của doanh nghiệp.

Bố cục trên đây chỉ mang tính tham khảo. Bạn vẫn nên điều chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất.

Bố cục trong Company Profile

Lưu ý khi thiết kế Company Profile

Khi thiết kế Company Profile, doanh nghiệp cần chú ý trình bày ngắn gọn, chắt lọc những thông tin quan trọng, cô đọng nhất có thể. Hạn chế tình trạng đưa quá nhiều thông tin, tạo sự chán nản cho người xem.

Ngôn ngữ sử dụng trong Company Profile cần được trau chuốt, súc tích, nổi bật lên hoạt động kinh doanh và định hướng của doanh nghiệp. Phong cách thiết kế chuyên nghiệp, với tông màu chủ đạo trùng với màu công ty. Hình ảnh đẹp mắt, phông chữ ràng đủ tạo điểm nhấn để thu hút ánh nhìn từ khách hàng.

Chất liệu giấy dùng để in Company Profile

Hiện nay có rất nhiều chất liệu giấy được dùng để in Company Profile. Bạn có thể chọn loại giấy chất lượng tốt, đáp ứng được các kỹ thuật in khác nhau như in offset hoặc in kỹ thuật số. Mang đến màu sắc tươi, rõ nét giống với bản thiết kế gốc.

Một số chất liệu giấy thường được sử dụng như sau:

  Giấy Couche

Đây là loại giấy được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thị trường. Với bề mặt mịn và sáng, khả năng hấp thụ mực và bám mực tốt, giấy Couche được dùng nhiều để in card visit, brochure, poster quảng cáo, in tờ rơi,… Và cũng là lựa chọn lý tưởng để in Company Profile.

  Giấy Bristol

Với một mặt nhẵn và một mặt xốp, giấy Bristol cũng khá phổ biến trong ngành in. Đặc điểm nổi bật của loại giấy này là khả năng bám mực tốt, cho ra màu sắc đẹp mắt. độ mịn cao. Nhờ vậy cũng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong việc in Company Profile.

  Giấy mỹ thuật

Đây là dòng giấy cao cấp, bề mặt đẹp và sáng bóng, cho ra những bản in gần giống với mẫu thiết kế gốc nhất. Tuy có giá thành cao nhưng giấy mỹ thuật sẽ mang đến một diện mạo nổi bật cho hồ sơ doanh nghiệp của bạn.

  Giấy Duplex

Loại giấy này có một mặt nhẵn và một mặt tối màu, khá dày và ăn mực tốt. Định lượng của giấy Duplex rơi vào khoảng 250 – 500gsm.

Company Profile là gì

Với những thông tin trên của IN5G đã trả lời Company Profile là gì. Hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hồ sơ doanh nghiệp. Đồng thời lựa chọn được chất liệu giấy phù hợp để in ấn Company Profile của mình.

Xem Thêm>>>