Công Thức Tính Quãng Đường Vận Tốc Thời Gian, Công Thức Quãng Đường Vận Tốc Thời Gian

Công thức tính thời gian, vận tốc, quãng đường?

– Vận tốc trong chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: v= s/t

– Trong đó:

+ v: là vận tốc

+ s: là quãng đường vật đi được

+ t: thời gian đi hết quãng đường.

Bạn đang xem: Công thức tính quãng đường vận tốc thời gian

– Từ công thức tính vận tốc, bạn có thể tính được 2 đại lượng quãng đường, thời gian.

– Công thức tính quãng đường khi biết được vận tốc và thời gian: s= v.t

– Công thức tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường: t=s/v

Kiến thức tham khảo về vận tốc, quãng đường, thời gian

1. Vận tốc

– Theo định nghĩa, vận tốc là một đại lượng để mô tả mức độ chuyển động nhanh hay chậm. Do đó, vận tốc sẽ được xác định dựa trên quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Đại lượng này sẽ được biểu diễn theo vectơ. Độ dài của vectơ sẽ cho ta biết tốc độ nhanh hoặc chậm của chuyển động. Chiều vectơ hiển thị là chiều chuyển động. 

– Như vậy, vận tốc là một đại lượng hữu hướng. Các bạn cần phân biệt được tốc độ, một đại lượng vô hướng đơn thuần được sử dụng để mô tả tính nhanh, chậm của một chuyển động. Tốc độ chính là độ lớn vectơ vận tốc. 

– Hiểu đơn giản, vận tốc chỉ quãng đường vật di chuyển được trong một đơn vị thời gian s. Độ lớn vận tốc sẽ cho ta biết được mức độ nhanh hoặc chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài của quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 

– Đơn vị vận tốc

+ Đơn vị của vận tốc sẽ phụ thuộc theo đơn vị độ dài và của thời gian. Trong hệ thống đo lường SI, ta có quãng đường được đo bằng mét, thời gian đo theo giây (s). Vậy nên ta sẽ có đơn vị vận tốc là mét/ giây (m/s). 

+ Bên cạnh đó, vận tốc còn có những đơn vị khác như km/h/ .Do đó trước khi giải quyết những bài toán liên quan đến vận tốc, chúng ta cần xem đơn vị của thời gian và quãng đường đã cùng đơn vị hay chưa. 

– Chú ý: Cách để đổi đơn vị trong vật lý khá đơn giản mà bạn cần ghi nhớ như sau: 1m/s= 3,6 km/h; 1m/s= 3,6 km/h

*

2. Quãng đường

Công thức tính thời gian, vận tốc, quãng đường?” width=”626″>

– Quãng đường là độ dài di chuyển của vật hoặc có thể là con người, phương tiện. Xác định độ dài quãng đường khi có vận tốc và thời gian là bài tập thường xuyên xuất hiện trong các bài tập vật lý.

3. Thời gian

– Thời gian trong vật lý được định nghĩa bởi phép đo của chính nó: thời gian là những gì được đọc trên đồng hồ. Trong kinh điển, vật lý phi tương đối, nó là một đại lượng vô hướng, giống như chiều dài, khối lượng và điện tích, thường được mô tả như một đại lượng cơ bản. Những khái niệm về thời gian khác có thể được rút ra bằng cách kết hợp giữa toán học với các đại lượng vật lý khác như chuyển động, động năng và các trường phụ thuộc thời gian. Timekeeping (bấm giờ, chấm công) là một phức hợp của các vấn đề công nghệ và khoa học, và là một phần của nền tảng của recordkeeping (lưu trữ hồ sơ).

– Đánh dấu thời gian

– Trước đồng hồ xuất hiện, thời gian được đo bằng các quá trình vật lý có thể hiểu được theo từng kỉ nguyên của nền văn minh:

+ Sự mặt đầu tiên đánh dấu trận lũ sông Nile mỗi năm

+ Sự nối tiếp định kỳ của ngày và đêm, dường như là mãi mãi

+ Vị trí trên đường chân trời xuất hiện đầu tiên lúc rạng đông

+ Vị trí của mặt trời trên bầu trời

+ Đánh dấu thời điểm trưa trong ngày

+ Chiều dài bóng đổ bởi một cột đồng hồ mặt trời

– Cuối cùng nó đã có thể mô tả thời gian trôi qua với thiết bị đo đạc, sử dụng các định nghĩa hoạt động. Cùng lúc này, các khái niệm mới về thời gian đã được phát triển, như dưới đây<

– Đơn vị đo thời gian: giây

+ Trong Hệ thống đơn vị quốc tế (SI), đơn vị thời gian là giây (ký hiệu: \ mathrm {s}). Nó là một đơn vị cơ sở SI, và đã được định nghĩa từ năm 1967 là “thời gian kéo dài của 9 192 631 770 chu kỳ của bức xạ tương ứng với sự chuyển đổi giữa hai mức độ siêu tinh tế của trạng thái cơ bản nguyên tử xêtan 133”. Định nghĩa này dựa trên sự vận hành của đồng hồ nguyên tử Caesium. Những chiếc đồng hồ này trở nên thiết thực dùng để làm tiêu chuẩn tham khảo chính sau khoảng năm 1955 và đã được sử dụng kể từ lúc đó.

– Trong vật lý: 

+ Khi biết được vận tốc, quãng đường ta có công thức tính thời gian: t=s/v.

*

4. Bài tập về vận tốc, quãng đường, thời gian

Công thức tính thời gian, vận tốc, quãng đường? (ảnh 2)” width=”632″>

Bài 1. Một con đại bàng bay với vận tốc 90km/giờ trong 50 phút. Tính độ dài quãng đường mà đại bàng đã bay qua.

Xem thêm: 4 Mẫu Lập Dàn Ý Tả Cảnh Đẹp Ở Địa Phương Em, Những Dàn Ý Miêu Tả Cảnh Đẹp Ở Địa Phương Em

Đáp án

Đổi 1 giờ = 60 phút nên v = 90km/60 phút = 1,5km/phút

Độ dài quãng đường mà đại bàng bay qua là: 

s = v x t = 1,5km/phút x 50 phút = 75km

Đáp số: 75km

Bài 2. Một người đi xe đạp trong 3 giờ với vận tốc 15 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đi xe đạp.

Đáp án

Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:

15 × 3 = 45 (km)

Bài 3. Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?