Điểm Hòa Vốn Là Gì? Công Thức Tính Điểm Hòa Vốn

Điểm hòa vốn (BEP) là một dấu mốc quan trọng mà người làm kinh doanh cần biết đến. Thuật ngữ được sử dụng nhiều, giúp doanh nghiệp định giá, đầu tư hiệu quả.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại nhằm mục đích thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì thế, điểm hòa vốn sẽ là thước đo đánh giá mức độ thành bài của đơn vị đó.

Vậy, điểm hòa vốn là gì? Công thức nào tính và xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm về điểm hòa vốn.

Tìm hiểu về điểm hòa vốn trong kinh doanh

Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh thường nhắc đến điểm hòa vốn. Thuật ngữ quan trọng bắt buộc người làm kinh doanh cần nắm rõ để xây dựng chiến lược phù hợp.

Điểm hòa vốn là gì?

Trong tiếng anh, điểm hòa vốn là Break even point (BEP) là thuật ngữ thường gặp. Vậy, điểm hòa vốn là gì?

Có thể hiểu đơn giản, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu từ hoạt động bán hàng bằng với chi phí bỏ ra để sản xuất, kinh doanh. 

điểm hòa vốnđiểm hòa vốnĐiểm hòa vốn là Break even point (BEP)

Tại điểm BEP, có 3 yếu tố được xác định:

  • Số lượng hàng hóa sản xuất được
  • Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
  • Thời gian đạt điểm hòa vốn

Tại điểm BEP, doanh nghiệp không có lãi nhưng cũng không bị lỗ, là dấu mốc quan trọng mà các đơn vị cần vượt qua trong sản xuất kinh doanh. 

Ý nghĩa của BEP trong kinh doanh

Việc phân tích và đánh giá điểm hòa vốn rất quan trọng, giúp doanh nghiệp định hướng và hoạch định chính sách kinh doanh hiệu quả. Phân tích điểm BEP là đánh giá mối quan hệ giữa: chi phí sản xuất – sản lượng – lợi nhuận. Ý nghĩa của điểm hòa vốn cụ thể với:

  • Giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về quá trình đầu tư, sản xuất, bán hàng… Từ đó hoạch định xây dựng chiến lược thúc đẩy kinh doanh, nhanh chóng đạt được điểm BEP và có lãi.
  • Xác định được điểm BEP sẽ giúp doanh nghiệp xác định được biên độ an toàn, trong sản xuất kinh doanh.
  • Phân tích điểm BEP giúp doanh nghiệp xác định được số vốn tối thiểu cần đầu tư, đánh giá mức độ tổn thất để giảm thiểu thiệt hại hiệu quả.
  • Điểm BEP giúp doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý, tạo sự cạnh tranh trên thị trường.

Với ý nghĩa quan trọng, điểm hòa vốn được sử dụng nhiều không chỉ trong kinh doanh, sản xuất mà còn trong đầu tư tài chính, bất động sản, chứng khoán, xác định ngân sách cho các dự án…

Một số bài viết liên quan & hữu ích:

Các thuật ngữ liên quan đến điểm BEP

Trong bất cứ hoạt động, kinh doanh, đầu tư nào cũng cần xác định và lưu tâm đến điểm BEP. Nhiều thuật ngữ liên quan mà người dùng cần hiểu rõ để phân tích và đánh giá hiệu quả:

Chi phí cố định

Chi phí cố định (định phí) luôn xuất hiện khi doanh nghiệp tham gia quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Khoản chi phí này không liên quan đến sản lượng, bao gồm: Khấu hao tài sản cố định, lãi vay, thuế và các khoản chi phí chung.

Ví dụ như một cơ sở sản xuất, chi phí cố định sẽ bao gồm: Lương, tiền điện sản xuất, chi phí khấu hao máy móc, lãi vay đầu tư ban đầu…

Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi (biến phí) sẽ thay đổi sẽ liên quan trực tiếp đến sản lượng sản phẩm.

Theo từng thời điểm, sản lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi phí biến đổi như: Chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, bán hàng, chi phí khác…

Chi phí biến đổiChi phí biến đổiTùy vào số lượng sản phẩm, chi phí biến đổi sẽ thay đổi

Có thể hiểu đơn giản: ví dụ tăng sản lượng sản phẩm sẽ tăng chi phí nhiên liệu, vận chuyển.

Công cụ tài chính

Là công cụ đắc lực để giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá được có nên đầu tư vào một dự án, sản xuất kinh doanh hay không. Xác định điểm then chốt để xác định doanh thu và tổng chi phí đầu tư.

Doanh thu hòa vốn

Doanh thu hòa vốn là phần doanh số thu lại được từ sản lượng hòa vốn. Tại đó, phần thu nhập bắt đầu tạo lợi nhuận và lãi cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn x giá bán

Thời gian hòa vốn

Được xác định bằng số ngày để đạt doanh thu hòa vốn trong 1 khoảng thời gian bán hàng, kinh doanh. Xác định khoảng thời gian hòa vốn sẽ giúp nhà hoạch định kinh tế biết khi nào sẽ hòa vốn đầu tư.

Công thức xác định thời gian hòa vốn:

Thời gian hòa vốn = Thu nhập hòa vốn/ thu nhập bình quân 1 ngày.

Phân loại điểm hòa vốn 

Điểm BEP được phân loại rõ ràng, theo từng loại hình. Nhà đầu tư cần xác định rõ để hiểu và đánh giá phân tích điểm BEP phù hợp. 

  • BEP kinh tế – Là điểm mà tại đó doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng sẽ bằng tổng chi phí sản xuất, kinh doanh (Chi phí cố định + chi phí biến đổi). Đồng thời tại đó, phần lợi nhuận trước lãi vay và thuế sẽ bằng 0.
  • BEP tài chính – Là điểm mà tại đó doanh thu thu được từ hoàn động bán hàng sẽ bằng tổng chi phí sản xuất và lãi vay vốn phải trả. Có nghĩa là phần lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sẽ bằng 0.

Cách tính điểm BEP trong kinh doanh

Làm sao để xác định được điểm BEP mấu chốt trong kinh doanh? Câu hỏi khó với nhiều mới làm kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần học các phân tích, xác định, tính điểm hòa vốn để xác định các yếu tố quan trọng xây dựng chiến lược kinh doanh, định giá hiệu quả. 

Công thức tính điểm hòa vốn cơ bản

Điểm hòa vốn sẽ được tính bằng công thức cơ bản sau: 

BEP = TFC/(SUP – VCUP)

Trong đó: 

  • BEP – điểm hòa vốn xác định bằng số lượng sản phẩm.
  • TFC – là tổng chi phí cố định trong sản xuất kinh doanh.
  • SUP – là lợi nhuận trên mỗi sản phẩm.
  • VCUP – Chi phí biến đổi bình quân trong sản xuất kinh doanh.

Các phương pháp tính điểm hòa vốn

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp tính toán và phân tích điểm hòa vốn. Trong đó 3 phương pháp cơ bản dưới đây sẽ là công cụ đắc lực giúp nhà hoạch định tài chính xác định điểm BEP hiệu quả.

Tính điểm hòa vốnTính điểm hòa vốnCó nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp tính BEP

Phương pháp xác định điểm BEP bằng phương trình 

Với 2 công thức xác định:

Số lượng sản phẩm/ hàng hóa tiêu thụ để hòa vốn = Định phí/ (Đơn giá sản phẩm – biến phí đơn vị)

Doanh thu hòa vốn = Đơn giá sản phẩm x  Số lượng sản phẩm/ hàng hóa tiêu thụ hòa vốn.

Phương pháp xác định điểm BEP bằng số dự đảm phí

Với các công thức đơn giản như: 

Lợi nhuận = Số dư đảm phí – Định phí

Với trường hợp điểm BEP thì lợi nhuận = 0 “Thì”:  số dư đảm phí = định phí

Đồng thời:

Số lượng sản phẩm tiêu thụ để hòa vốn = Định phí / (đơn giá – biến phí đơn vị)

Sẽ có công thức: 

Doanh thu hòa vốn = Định phí / tỷ lệ số dư đảm phí

Phương pháp xác định điểm BEP bằng đồ thị

Đồ thị là giải pháp xác định điểm BEP hiệu quả cho doanh nghiệp. Với biểu đồ mô tả doanh thu và chi phí và giao điểm của 2 đường sẽ là điểm hòa vốn.

Doanh nghiệp, người làm kinh doanh, đầu tư cần phân tích và xác định điểm hòa vốn để quyết định đầu tư, xây dựng chiến lược phù hợp. Điểm BEP mấu chốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp đánh giá rủi ro, cơ hội điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Hy vọng, chia sẻ trên đây về điểm hòa vốn, cách xác định điểm BEP sẽ hữu ích cho bạn đọc.

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email:  Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn