EBIT là gì? Công thức tính và cách áp dụng EBIT – Wikinvest

1. Lợi nhuận trước thuế (EBIT) là gì?

Thu nhập trước lãi vay và thuế (tiếng anh: Earning before interest and taxes, viết tắt: EBIT) là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. EBIT còn được gọi là thu nhập hoạt động, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Công thức tính EBIT:

Tổng hợp công thức tính EBITTổng hợp công thức tính EBIT

EBIT trên báo cáo tài chính:

Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả sau khi trả lãi vay, nộp thThu nhập trước lãi vay và thuế là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. EBIT còn được gọi là thu nhập hoạt động, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận trước lãi vay và thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, nếu tính cả hai loại chi phí này thì không phản ánh được chính xác hiệu quả làm ăn của doanh nghiệp.

Vì vậy chỉ số EBIT được dùng để xác định hiệu quả kinh doanh của công ty khi chưa xét đến chi phí lãi vay và chi phí thuế phải nộp.

2. EBIT Margin là gì?

EBIT Margin là gì?

Hệ số biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế là một chỉ số tài chính, phản ánh khả năng quản lý các chi phí hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghịệp …). 

Ý nghĩa của EBIT Margin:

  • Mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu cụ thể có thể được đặt ra khi lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Giá trị tham chiếu: Cũng giống như nhiều chỉ số tài chính khác, EBIT Margin có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. 
  • So sánh trong cùng lĩnh vực: EBIT Margin còn đóng vai trò như một phương tiện để so sánh hiệu quả quản lý chi phí giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực.
  • Quản lý tài chính: Trong một số trường hợp, EBIT Margin có thể giúp doanh nghiệp kêu gọi, hỗ trợ về đầu tư tài chính. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp muốn vay ngân hàng để bổ sung nguồn lực tài chính. Để tránh rủi ro về tín dụng, EBIT Margin là một trong những phương tiện giúp ngân hàng có thể đánh giá được khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Công thức EBIT Margin

Công thức tính EbitMarginCông thức tính EbitMargin

3. Định giá cổ phiếu bằng EBIT

Là một chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá lợi nhuận của một công ty đồng thời được sử dụng trong định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu của doanh nghiệp. Để định giá cổ phiếu bằng chỉ số Ebit, các nhà đầu tư có thể xác định chính xác theo công thức:

Định giá cổ phiếu = EV/ EBIT 

= Giá trị doanh nghiệp không gồm cơ cấu vốn và tiền mặt/ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ lệ EV/ EBIT được sử dụng để so sánh toàn bộ giá trị của một doanh nghiệp với phần lợi nhuận EBIT kiếm được hàng năm. Đồng thời được dùng để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và tỷ lệ của chỉ số này càng thấp càng được coi là tốt. 

Là một số liệu đặc biệt hữu ích vì nó có thể giúp nhà đầu tư xác định được khả năng mà một công ty có thể tạo ra doanh thu đủ để sinh lãi, trả nợ và tài trợ cho các hoạt động đang diễn ra.. Ngoài ra để hiểu thêm về tài chính doanh nghiệp để đầu tư, bạn cũng cần tham khảo thêm các chỉ số khác như ROS, ROE, ROA, P/E, P/B,…

4. Sự khác biệt giữa ebit và ebitda

Nhiều người hay nhầm tưởng rằng EBIT và EBITDA giống nhau, tuy nhiên đây là hai chỉ số tài chính hoàn toàn khác nhau. 

EBIT viết tắt của Earning before interest and taxes, được dịch  là Thu nhập/ lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Còn EBITDA viết tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, gọi là Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao. Trong đó, Depreciation là các khoản khấu hao tài sản cố định (văn phòng, máy móc, nhà xưởng, dụng cụ,….) và Amortization là các khoản khấu hao của tài sản vô hình (bằng sáng chế, thương hiệu, quyền sử dụng đất…)

Điểm khác nhau duy nhất của 2 chỉ số này chính là EBIT không bao gồm khấu hao. Vì khấu hao không được tính vào EBITDA, nó có thể dẫn đến sự thay đổi lợi nhuận đối với các công ty có số lượng lớn tài sản cố định và khoản chi phí khấu hao đáng kể. Một doanh nghiệp có chi phí khấu hao càng lớn thì EBITDTA càng cao.

Xem thêm bài viết : EBITDA