Giải Mã Công Thức Rubik 3×3 | Hướng Dẫn Cách Chơi Cho Người Mới


WElearn Wind

4/5 – (2 votes)

Rubik là một trò chơi khá mới và độc đáo, giúp trẻ em tăng sự tư duy. Trò chơi này có nhiều cấp độ từ dễ đến khó với nhiều hình dạng khác nhau. Phổ biến nhất là Rubik 3×3. Hôm nay, Trung tâm Gia Sư WElearn sẽ chia sẻ cho bạn nguồn gốc của rubik, công thức Rubik 3×3, lợi ích khi chơi rubik,… cùng theo dõi nhé!

1. Sự ra đời của rubik

Ernö Rubik là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư. Ông có sự đam mê với các hình không gian nên ông thường dành thời gian rảnh của mình để đến Học viện Nghệ thuật Ứng dụng và Thiết kế ở Budapest để sáng chế ra các đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc dạy học, giúp sinh viên dễ hình dung hơn về không gian 3 chiều.

Mùa xuân năm 1974, ông nghĩ ra ra một khối lập phương nhỏ. Mỗi mặt của nó bao gồm các hình vuông có khả năng di chuyển.

Mùa thu năm 1974, những người bạn của Rubik đã giúp ông biến mô hình trong tưởng tượng thành hiện thực. Chiếc rubik đó là rubik đầu tiên và được làm bằng gỗ.

Ban đầu, ông chỉ có ý định quan sát sự di chuyển của các ô vuông khi xoay rubik. Nhưng càng ngày, nó càng thu hút ông. Đỉnh điểm là lúc ông gặp khó khăn khi muốn làm cho các mặt rubik thành các màu đồng nhất.

Sau đó, ông quyết định dành 1 tháng của mình để tìm hiểu và khám phá các xếp rubik lại như ban đầu.

Sau khi đã hoàn thành, ông bắt đầu “tung” món đồ chơi này ra bên ngoài và được mọi người đón nhận.

2. Giới thiệu về rubik 3×3

2.1. Rubik 3×3 là gì?

Rubik là một khối lập phương được giáo sư kiến trúc người Hungary tên Erno Rubik phát minh vào năm 1974. Đây là một món đồ chơi rất hay để luyện trí thông minh và sự nhanh nhạy.

2.2. Hình dạng, màu sắc của rubik 3×3

Khối rubik gồm 6 mặt, mỗi mặt 9 ô và được ghép từ 27 khối lập phương nhỏ hơn.

Mỗi mặt của lập phương được sơn một màu khác nhau. Trò chơi được bắt đầu từ lúc bạn xáo trộn vị trí của các mặt và nhiệm vụ của bạn là phải hoàn thành tất cả các mặt về cùng một màu.

2.3. Các mảnh/viên của khối Rubik

Các mảnh ghép của rubik được phân biệt như sau:

  • Viên trung tâm: gồm 6 viên ở 6 mặt và có vị trí cố định, không thay đổi. Màu của viên trung tâm là màu của mặt đó

  • Viên cạnh: gồm 12 viên, mỗi viên có 2 màu và nằm giữa 2 viên ở 2 góc của rubik

  • Viên góc: gồm 4 viên, mỗi viên 3 màu và nằm ở góc của khối rubik

2.4. Quy ước kí hiệu tên các mặt của khối Rubik

Các mặt của khối rubik được quy ước như sau:

  • R (right): Mặt phải của rubik

  • L (left): Mặt trái của rubik

  • D (down): Mặt dưới của rubik

  • U (up): Mặt trên của rubik

  • F (font): Mặt trước của rubik

  • B (back): Mặt sau của rubik

Lưu ý, việc các mặt màu nào được coi là R hay L hay U là tùy thuộc vào cách cầm nắm Rubik của bạn trên tay.

2.5. Quy ước kí hiệu về cách xoay các mặt

Quy ước về cách xoay này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học các công thức, do đó đây là phần bạn cần lưu ý để nắm rõ nhất.

Gặp ký hiệu R L U D F nghĩa là bạn phải quay các mặt đó 90 độ theo chiều kim đồng hồ

Gặp ký hiệu R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc Ri Li Ui Di Fi Bi nghĩa là bạn phải quay mặt đó 90 độ ngược chiều kim đồng hồ

Gặp ký hiệu R2 L2 U2 D2 F2 B2 nghĩa là bạn phải xoay mặt đó 180 độ, theo chiều nào cũng được.

Giới thiệu về khối Rubik 3x3x3 và các quy ước, kí hiệu 3

Ví dụ: khi gặp công thức 2B nghĩa là bạn phải quay mặt B 180 độ. Lúc này, bạn để mặt B theo hướng của mình và quay 180 độ theo chiều kim đồng hồ.

3. Trình tự 7 bước giải khối Rubik lập phương 3×3

3.1. Bước 1: Xếp mặt đầu tiên mà thành hình dấu cộng

Đưa mặt bạn buốn xếp lên trên cùng.  Để giải hoàn thành bước đó, bạn làm như sau:

Lấy viên chính giữa của mặt đó làm trung tâm

Xác định các viên cạnh có màu cùng với màu viên trung tâm ở đâu

Di chuyển viên đó về phía mặt trước – F. Lúc này sẽ có 3 trường hợp xảy ra

  • Viên này ở tầng 1

  • Viên này ở tầng 2

  • Viên này ở tầng 3

Và nhiệm vụ của bạn lúc này là phải đưa nó về vị trí như hình

x dBOWoPWjD2FxHEX dtho vo2SNIg8PrKbwsta5Eptgg O OUybq suYDAsAW8V8murvzdzama4aD9bjcHs jaQreYxydyqBEaPmdaxb5Da6pUhB0apgSqurTKQUx7lA6qJWwQuxE w dRl5g

Ví dụ: nếu viên cạnh trắng này đang ở 4 vị trí sau, thì dùng F, F’ hoặc F2, F2′ để đưa về tầng 2.

FRYnf3nSLM1YX2usyPMWAH8dFy48hxEZgkXFcDACPeY6Gp2HYt akMrdqvW1tYQym UaCEchXHCX8NVGYw76Wh6uHc5X46GkYzDYk YZo1EX0okP2l5YX7mk4tMLXqEol7dN6P Ga85 a0qgQ

Tiếp theo là xác định vị trí mà viên này phải trở về

Xoay U hoặc U’ để đưa nó về vị trí của mặt trên bên phải (vị trí X). Khí đó, ta sẽ có 2 trường hợp sau:

vTaMyFs7UpduL4PiCHjXKeszuZn Qiwbdw MG lh945JVt2icy5yWlsuvhKdlDM DNIC7 QpgxzFgbMxFM g6osCssvEz1eKnl7o9fdObc 3b XIJsMusVrCKbwy6xfmXKkEYqqex X0o1NKA

Sau đó, ta thực hiện đưa các dạng về đúng vị trí X theo công thức sau

  • Trường hợp 1: Đơn giản là xoay R

  • Trường hợp 2: Thực hiện U F’ U’ hay U Fi Ui

Lặp lại các bước trên để hoàn thành mặt 1

3.2. Bước 2: Xoay tầng 1 của rubik

Để hoàn thiện tầng 1, ta phải giải các góc của mặt vừa quay xong. Đưa màu của mặt ở góc về đúng màu với vị trí trung tâm.

Để thuận tiện, bạn nên quay ngược rubik lại, để mặt vừa hoàn thành xuống dưới cùng. Nghĩa là khi đó mặt D thành mặt U và ngược lại.

Nếu viên góc nằm ở tầng 3 (tầng màu vàng như trong hình), bạn dùng U hoặc U’ để đưa về các dạng sau

Bước 2: Hoàn thiện  tầng 1 của Rubik 1

  • Ở trường hợp 1, bạn dùng công thức 

    U R U’ R’

  • Ở trường hợp 2,

     bạn sử dụng công thức 

    R U R’

  • Ở trường hợp 3, bạn sử dụng công thức R U’ R’ U2  để đưa về trường hợp 1 và 2, sau đó sử dụng công thức của các trường hợp đó.

Nếu viên góc ở tầng 1 ( tức ở tầng màu trắng)

Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc quay lại vị trí ở tầng 3 như trên. Sau đó, sử dụng các công thức ở 3 trường hợp trên để giải viên góc

Bước 2: Hoàn thiện  tầng 1 của Rubik 2

Kết quả: Tầng 1 hoàn thành đồng thời các ô cạnh đúng với vị trí màu các bên như hình

Bước 2: Hoàn thiện  tầng 1 của Rubik 3

3.3. 

Bước 3: Xoay tầng 2 của rubik

Để hoàn thành tầng 2, bạn cần hoàn thành 4 viên cạnh của tầng 2 về đúng màu của nó.

Tìm viên cạnh mà không có màu cùng với màu mặt đáy.

Viên cạnh nằm ở tầng 3

  • Bước 1:

     Xem xét màu và tìm viên cạnh cần đưa tới. Đó là vị trí Goal. Cầm Rubik sao cho viên Goal nằm ở mặt F.

  • Bước 2:

      Dùng công thức 

    U

    U’

     hoặc 

    U2

     

    để đưa viên cạnh đến vị trí gần Goal sao cho trục giữa của mặt F tạo 

    thành chữ T cùng màu

     (xem hình minh họa phía dưới).

  • Bước 3:

     Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:

Bước 3:  Hoàn thành tầng 2 của khối Rubik 1

Bước 3:  Hoàn thành tầng 2 của khối Rubik 2

Bước 3:  Hoàn thành tầng 2 của khối Rubik 3

Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2

Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa các viên cạnh quay lại tầng 3 và áp dụng công thức ở trên

3.4. Bước 4: Tạo hình dấu cộng ở tầng 3

Ở bước này, có 3 trường hợp xảy ra nhưng bạn chỉ cần quay với công thức F R U R’ U’ F’.

  • Trong trường hợp 1 Dot: xoay công thức này ba lần

  • Trong trường hợp 3 Dot chữ L: xoay hai lần. Lưu ý hướng của chữ L.

  • Trong trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: xoay công thức này 1 lần

Khi đó tầng 3 của khối Rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình dưới. Lưu ý, bạn cần để ý hướng của rubik để không bị quay sai. Hình dạng “L”  phải có dạng như minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.

Bước 4: Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3 1

3.5. Bước 5: Đưa các viên của dấu cộng về đúng vị trí

Sau khi hoàn thành bước 4, bạn có dấu cộng ở mặt dưới (tầng 3). Tuy nhiên, vị trí của chúng có thể chưa đúng. Bạn cần đưa các viên cạnh về cùng màu với viên trung tâm tương ứng.

Cầm Rubik sao cho hai cạnh cần hoán đổi với nhau nằm ở mặt  trước F và mặt trái L.

Thực hiện công thức  (R U) (R’ U) (R U2) R’ U để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.

Chúng ta sẽ được hình khối rubik như sau:

Bước 5: Đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí 2

3.6. Bước 6: Đưa các viên góc về đúng vị trí

Ở bước này sẽ có 3 trường hợp

  • Trường hợp 1: Không có viên nào ở đúng góc→ cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU ( Mặt trước, phía trên, bên trái). Áp dụng công thức:  U R U’ L’ U R’ U’ L

  • Trường hợp 2: Có 1 viên ở đúng góc → lặp lại công thức U R U’ L’ U R’ U’ L 2 lần để quay về vị trí đúng

  • Trường hợp 3: Cả 4 viên đều đúng góc

3.7. Bước 7: Hoàn thiện xếp khối Rubik

Ở bước cuối cùng này, bạn cần đưa viên bị sai hướng nằm ở mặt trước, phía trên, bên phải  như  vị trí đánh dấu như bên dưới, tức vị trí FRU.

Bước 7: Hoàn thành giải khối Rubik 0

Thực hiện công thức R’ D’ R D 2 hoặc 4 lần để định hướng đúng góc

Bước 7: Hoàn thành giải khối Rubik 1

 Dùng U hoặc U’ để chuyển các ô sai hướng về vị trí FRU và tiếp tục áp dụng lại công thức trên cho đến khi các ô về đúng màu của nó

3.5. Tóm tắt các bước chơi Rubik 3×3

Tóm tắt các bước chơi Rubik

4. Lợi ích của chơi rubik

Rubik là một trò chơi lành mạnh, giúp rèn luyện tư duy và trí thông minh. Dưới đây là các lợi ích mà rubik mang lại

  • Cải thiện trí nhớ

  • Tập luyện sự kiên nhẫn

  • Hình thức giải trí lành mạnh

  • Các ngón tay thêm linh hoạt, khéo léo

  • Tăng cường phản xạ

  • Thư giãn đầu óc

  • Phân biệt hình khối, màu sắc

  • Tư duy, sáng tạo

  • Duy trì trí nhớ ngắn hạn

  • Tăng cường sự tập trung

  • Trò chơi để bắt đầu câu chuyện

  • Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề

5. Các kỷ lục rubik của thế giới

5.1. Giải Rubik 3×3 thông thường

  • Theo một lần quay

  • Người xác lập: 

    Yusheng Du (杜宇生)

    . Người Trung Quốc

  • Kỷ lục: 

    3.47s

  • Tại sự kiện: Wuhu Open 2018

  • Theo trung bình các lần quay

  • Người xác lập: 

    Max Park

    . Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    5.32

    s

  • Thời gian các lần quay: 5.34    5.50    5.12    (4.54)    (5.96)

5.2. Giải Rubik 3×3 – Bịt mắt / BLD

  • Theo một lần quay

  • Người xác lập: 

    Tommy Cherry 

    . Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    1

    4.67

    s

  • Tại sự kiện: Florida Fall 2021      

  • Theo trung bình các lần quay

  • Người xác lập: 

    Tommy Cherry

    . Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    15.24s

  • Thời gian các lần quay: 14.67 ; 15.47 ; 15.57

  • Tại sự kiện: Florida Fall 2021    

5.3. 

Giải Rubik 3×3 FMC – Tối ưu

  • Theo một lần quay

  • Người xác lập: 

    Sebastiano Tronto

    . Người Italy

  • Kỷ lục: 

    16

  • Tại sự kiện: FMC 2019

  • Theo trung bình các lần quay

  • Người xác lập: 

    Cale Schoon

    .

     Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    21.00

  • Thời gian các lần quay: 23 ; 18 ; 22

  • Tại sự kiện: North Star Cubing Challenge 2020

5.4.

Giải Rubik 3×3 – Một tay/ One-handed

  • Theo một lần quay

  • Người xác lập: 

    Max Park

    . Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    6.82s

  • Tại sự kiện: Bay Area Speedcubin’ 20 2019

  • Theo trung bình các lần quay

  • Người xác lập: 

    Max Park

    . Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    9.34s

  • Thời gian các lần quay: (7.91)    9.55    (10.91)    8.82    9.65

  • Tại sự kiện: Missoula 2021

 5.5.

Giải Rubik 3×3 – Bằng chân / With Feet

  • Theo một lần quay

    • Người xác lập: 

      Mohammed Aiman Koli

      . Người Ấn Độ

    • Kỷ lục: 

      15.56

      s

    • Tại sự kiện: VJTI Mumbai Cube Open 2019

  • Theo trung bình các lần quay

    • Người xác lập: 

      Lim Hung

      . Người Malaysia

    • Kỷ lục: 

      19.90

      s

    • Thời gian các lần quay: 17.88s ; 36.12s ; 18.98; 21.01s ; 19.72s

    • Tại sự kiện: Medan 10th Anniversary 2019

5.4.

 

Giải Rubik 3×3 – Nhiều Rubik – Bịt mắt/ MBLD

  • Người xác lập: 

    Graham Siggins

    . Người Mỹ

  • Kỷ lục: 

    59/60  59:46

  • Tại sự kiện: OSU Blind Weekend 2019

Như vậy, WElearn đã giúp bạn Giải Mã Công Thức Rubik 3×3. Hy vọng những khiến thức này sẽ giúp ích cho bạn rèn luyện sự tư duy và nhanh nhạy của mình. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan