Giáo án hình học lớp 9 tiết 51: ĐỘ DÀI ĐƯỜNG TRÒN – CUNG TRÒN

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Kiến thức cần đạt

1: Công thức tính độ dài đường tròn

Mục tiêu: HS nhắc lại được công thức tính chu vi đường tròn đã học, nêu được công thức tính độ dài đường tròn, nhận biết được số pi.

Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, quan sát, giải quyết vấn đề.

– Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính chu vi đường tròn đã học.

 

Giới thiệu: 3,14 là giá trị gần đúng của số vô tỉ pi  (kí hiệu: $\pi $)

Vậy  C = $\pi $d   hay C = 2 $\pi $R  vì d = 2R.

Hướng dẫn HS thực hiện $$ bằng các đồ dùng đã làm trước ở nhà. (đã cho HS về nhà thực hiện theo nhóm và điền vào bảng sẵn).

 

 

 

 

 

?Có nhận xét gì về tỉ số $\frac{C}{R}$ so với số 3,14?

 

– Chu vi đường tròn bằng đường kính nhân với 3,14.

         C = d. 3,14

Trong đó C là chu vi đường tròn, d là đường kính của đường tròn.

 

 

– Thực hiện sẵn các đồ dùng ở nhà, thực hành trên lớp và điền vào bảng.

 

Đường  tròn

(O1)

(O2)

(O3)

(O4)

C (cm)

6,3

13

29

17,3

d (cm)

2

4,1

9,3

5,5

$\frac{C}{d}$(cm)

3,15

3,17

3,12

3,14

 

– Giá trị của $\frac{C}{d}\approx 3,14$.

 

1.Công thức tính độ dài đường tròn

 

C = $\pi $d   hay   C = 2 $\pi $R

         (vì d = 2R).

Trong đó C là chu vi đường tròn, d là đường kính của đường tròn.

 

Số $\pi $$\approx $3,14 là giá trị gần đúng của số vô tỉ .

 

 

?Vậy số $\pi $ là gì ?

Yêu cầu HS làm bài tập 65 trang 94 SGK.(Đề bài trên bảng phụ)

  • Hướng dẫn: vận dụng công thức:

$d=2R\Rightarrow R=\frac{d}{2};C=\pi d\Rightarrow d=\frac{C}{2}$

Gv chốt kiến thức

– $\pi $ là tỉ số giữa độ dài đường tròn và đường kính của đưòng tròn đó.

– Thực hiện bài tập 65 trang 94 SGK

– Vài HS lên điền vào bảng phụ

C = $\pi d\,\,\,hay\,\,C=2\pi R\,\,\left( v\text{ }\!\!\times\!\!\text{  d = 2R} \right)$

 

 

 

 

 

 

R (cm)

10

5

3

1,5

3,18

4

d (cm)

20

10

6

3

6,37

8

C (cm)

62,8

31,4

18,84

9,42

20

25,12

 

2: Công thức tính độ dài cung tròn (16 phút)

Mục tiêu: HS nêu được công thức tính độ dài cung tròn, áp dụng được công thức làm bài tập 66,67 sgk.

Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, hoạt động nhóm.

– Hướng dẫn HS lập luận để xây dựng công thức:

? Đường tròn bán kính R có độ dài tính như thế nào?

? Đường tròn ứng với 3600, vậy cung 10 có độ dài tính như thế nào?

? Cung n0 có độ dài bằng bao nhiêu?

? Em có thể rút ra kết luận gì?

 

– Yêu cầu  HS thực hiện bài tập 66 SGK trang 95

– Gọi HS nêu tóm tắt đề bài.

a) Hãy tính độ dài cung tròn 600 có bán kính bằng 2dm?

b) Hãy tính chu vi vành xe đạp có đường kính 650 (mm)?

– Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 67 tr 95 SGK trong khoảng thời gian 4 phút.(Đề bài ghi sẵn trên bảng phụ)

 – Thu và  lần lượt đưa kết quả vài  nhóm lên bảng

– Yêu cầu HS nhận xét bổ sung

– Gv nhận xét và chốt lại các công thức:  $l=\frac{\pi Rn}{180}$

$\Rightarrow R=\frac{180l}{\pi n}\,\,\text{ }$và  n0 $\text{= }\frac{\text{180}{}^\circ \text{.l}}{\pi \text{R}}$.

 

 

+ Ta có  C = 2$\pi $R

+ Cung 10 có độ dài $\frac{2\pi R}{360}$

+ Cung n0 có độ dài$\frac{2\pi R}{360}.n$.

                            $=\frac{\pi Rn}{360}$

Hs:  $l=\frac{\pi Rn}{180}$

Với: l: là độ dài cung tròn.

R: Bán kính đường tròn.

n: số đo độ của cung tròn.

– Làm bài tập theo hướng dẫn

– Tóm tắt

 n0 = 600

 R = 2 dm

  l =?

a)

 l=$\frac{\pi Rn}{180}\approx \frac{3,14.2.60}{180}\approx 2,09(dm)$

b) C = $\pi $d $\approx $3,14.650 $\approx $2041

Hoạt động nhóm làm bài tập 67 (trang 95 SGK) trên bảng nhóm.

 

R(cm)

10

40,8

21

n0

900

500

56,80

l(cm)

15,7

35,6

20,8

– Vài HS nhận xét bổ sung

2. Công thức tính độ dài cung tròn

 

 

 

 

 

         $l=\frac{\pi Rn}{180}$

Với

 l: là độ dài cung tròn.

R: Bán kính đường tròn.

n: số đo độ của cung tròn.

3: Luyện tập – Vận dụng – 9p

Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập.

Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn.

– Yêu cầu HS nhắc lại: Công thức tính độ dài đường tròn, giải thích các kí hiệu trong các công thức trên.

 

– Giới thiệu bài tập 69 SGK, yêu cầu HS tóm tắt đề toán.

 

? Để giải bài toán ta cần tính các yếu tố nào?

 

 

 

– Yêu cầu HS trình bày từng đại lượng, ghi bảng

– Chốt lại: Qua bài toán này cho chúng ta biết được một trong những ứng dụng thực tế của toán học

– Vài HS nhắc lại: $C=\pi d=2\pi R$

và giải thích các kí hiệu có trong công thức.

 

 

 

 

 

– Ta cần tính chu vi bánh sau, chu vi bánh trước, quãng đường xe đi được khi bánh sau lăn được 10 vòng. Từ đó tính được số vòng lăng của bánh trước.

 

Hs làm bài

 

Hs chú ý lắng nghe và ghi bài

Bài 69

 

– Chu vi bánh sau là:

$\pi $.      ${{d}_{1}}$ = $\pi $.1,672 (m)

Chu vi bánh trước là:

$\pi $.      ${{d}_{2}}$ = $\pi $.0,88 (m)

Quãng đường xe đi được là:

 

$\pi $.1,672.10 (m)

 

Số vòng lăn của bánh trước là

$\frac{\pi .1,672.10}{\pi .0,88}=19$ (vòng)

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)

Mục tiêu: – HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

  – HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

Năng lực: Giải quyết vấn đề, ngôn ngữ.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

  • Đọc bài và học bài, học thuộc công thức tính độ dài đường tròn và độ dài cung tròn, các công thức suy ra từ công thức này.

  • Làm bài 66,68,71 sgk.

Bài mới

  • Chuẩn bị tiết sau sau luyện tập. .