Hệ Thống Hóa Các Công Thức Vật Lý 9 Cần Nhớ


WElearn Wind

Rate this post

Chương trình Vật Lý lớp 9 tuy không quá nặng nhưng để có thể hiểu bài và làm tốt các bài tập, bắt buộc bạn phải thuộc công thức. Hiểu được điều đó, Trung tâm WElearn gia sư đã tổng hợp lại tất cả các công thức vật lý 9 để các bạn có thể tham khảo và học tốt môn Vật lý hơn. Cùng theo dõi nhé!

>>>> Xem thêm: Gia sư môn Vật Lý

1. Chương 1: Điện học

Định luật Ôm:

Công thức: I = U / R

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (A)

  • U: Hiệu điện thế (V)

  • R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

Điện trở dây dẫn:

Công thức: R = U / I

fxfZL1ifH3VivGgfQxH3pbIHv3JX3TcvJ8TL778ytcGnvo86YxKLGHTQlHN COpIFmpXYtxLq pZSyNCbrgd1DgkfglmiLLcS16F1RZHLmfSt5doqr17mpinkBboov0 orsAIYRI

Trong đó:

  • l là chiều dài dây dẫn

  • S tiết diện của dây

  •  điện trở suất

  • R điện trở suất

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:

Công thức: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp

  • Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I

    1

     = I

    2

     =…= I

    n

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U

    1

     + U

    2

     +…+ U

    n

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

  • Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I

    1

     + I

    2

     +…+ I

    n

  • Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U

    1

     = U

    2

     =…= U

    n

Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn

Công thức: R = ρ.l/s

Trong đó:

  • l – Chiều dài dây (m)

  • S: Tiết diện của dây (m²)

  • ρ: Điện trở suất (Ωm)

  • R: Điện trở (Ω)

Công suất điện:

Công thức: P = U.I

Trong đó:

  • P – Công suất (W)

  • U – Hiệu điện thế (V)

  • I – Cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

Công của dòng điện:

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

  • A – Công của lực điện (J)

  • P – Công suất điện (W)

  • t – Thời gian (s)

  • U – Hiệu điện thế (V)

  • I – Cường độ dòng điện (A)

Hiệu suất sử dụng điện:

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

  • A

    1

     – Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

  • A – Điện năng tiêu thụ.

Định luật Jun – Lenxơ:

Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

  • Q – Nhiệt lượng tỏa ra (J)

  • I – Cường độ dòng điện (A)

  • R – Điện trở ( Ω )

  • t – Thời gian (s)

Lưu ý:

  • Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

  • Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

Công thức tính nhiệt lượng

Q = m.C.Δt

Trong đó:

  • m – Khối lượng (kg)

  • C – Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

  • Δt – Độ chênh lệch nhiệt độ

2. Chương 2: Điện từ

Công suất hao phí khi tải điện năng đi xa

Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết

Trong đó

  • Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết

     là công suất hao phí

  • R là điện trở (Ω)

  • I là cường độ dòng điện (A)

  • U là hiệu điện thế (V)

  • Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết

     là công suất điện (W)

Công thức máy biến thế

Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết

  • U

    1

     là hiệu điện thế cuộn sơ cấp (V)

  • U

    2

     là hiệu điện thế cuộn thứ cấp (V)

  • n

    1

     là số vòng dây quấn cuộn sơ cấp (vòng)

  • n

    2

     là số vòng dây quấn cuộn sơ cấp (vòng)

Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

Công thức: Php = P².R / U²

Trong đó:

  • P – Công suất (W)

  • U – Hiệu điện thế (V)

  • R – Điện trở (Ω)

3. Chương 3: Quang học

Công thức của thấu kính hội tụ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

  • d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

  • d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

  • f – Tiêu cự của thấu kính

  • h – Chiều cao của vật

  • h’ – Chiều cao của ảnh

Công thức của thấu kính phân kỳ:

Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

  • d – Khoảng cách từ vật đến thấu kính

  • d’ – Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

  • f – Tiêu cự của thấu kính

  • h – Chiều cao của vật

  • h’- Chiều cao của ảnh

Sự tạo ảnh trên phim:

Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

  • d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

  • d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

  • h – Chiều cao của vật.

  • h’ – Chiều cao của ảnh trên phim.

4. Trắc nghiệm ghi nhớ công thức

Câu 1: Cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì khi đó cường độ dòng điện qua dây sẽ như thế nào?

A. tăng lên 2 lần

B. giảm đi 2 lần

C. tăng lên 4 lần

D. giảm đi 4 lần

Đáp án: A. Tăng lên hai lần

Câu 2: Đặt U1= 6V vào hai đầu dây dẫn. Khi đó ta có cường độ dòng điện qua dây là 0,5A. Nếu tăng hiệu điện thế đó lên thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ là bao nhiêu?

A. tăng thêm 0,25A

B. giảm đi 0,25A

C. tăng thêm 0,50A

D. giảm đi 0,50A

Đáp án A. Tăng thêm 0,25A

Câu 3: Mắc một dây có điện trở R= 24Ω vào hiệu điện thế có U= 12V thì cường độ dòng điện đi qua dây dẫn như thế nào?

A. I = 2A

B. I = 1A

C. I = 0,5A

D. I = 0,25A

Đáp án: C. I = 0,5A

Bài toán này giải được nhờ áp dụng định luật ôm khá đơn giản.

Câu 4: Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 6V mà dòng điện qua nó cường độ là 0,2A thì điện trở của dây là bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác:

A. 3

B. 12

C. 15

D. 30

Đáp án D. R = 30

Câu 5. Tìm nhận xét sai trong các nhận xét dưới đây?

A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.

B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.

C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.

D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Đáp án: D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Như vậy, bài viết đã Hé Lộ Các Công Thức Vật Lý 9 Mà Bạn Phải Biết. Hy vọng những kiến thức mà WElearn Gia Sư chia sẻ có thể giúp bạn học tốt môn Vật lý hơn. Chúc bạn thành công nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan