Khái niệm, CTHH, Phân loại và Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

Axit, bazo, muối là những hợp chất vô cơ quan trọng. Vậy chúng là những chất như thế nào? Công thức hóa học của chúng và phân loại ra sao? Cách gọi tên axit, bazo, muối như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết hôm nay, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

khai niem cthh phan loai va cach goi ten axit bazo muoi

Khái niệm, CTHH, Phân loại và Cách gọi tên Axit – Bazo – Muối

I. AXIT

1) Khái niệm axit là gì?

– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

– Ví dụ:

  • Axit clohidric HCl: gồm 1 nguyên tử H liên kết với gốc axit -Cl
  • Axit nitric HNO3: gồm 1 nguyên tử H liên kết với gốc axit -NO3
  • Axit sunfuric H2SO4: gồm 2 nguyên tử H liên kết với axit =SO4

2) Công thức hóa học của axit

– CTHH của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

– Ví dụ:

  • CTHH của axit cohidric: HCl
  • CTHH của axit cacbonic: H2CO3
  • CTHH của axit photphoric: H3PO4

3) Phân loại axit

– Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

  • Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …
  • Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

4) Cách gọi tên axit

a) Axit có oxi

– Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ:

  • HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)
  • H2SO4: axit sunfuric → (=SO4: sunfat)
  • H3PO4: axit phophoric → (≡PO4: photphat)

– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ:

  • H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)

b) Axit không có oxi

Tên axit = tên phi kim + hidric

Ví dụ:

  • HCl: axit clohidric → (-Cl: clorua)
  • H2S: axit sunfuhidric → (-S: sunfua)

II. BAZO

1) Khái niệm bazo là gì?

– Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

– Ví dụ:

  • Natri hidroxit NaOH: gồm kim loại Na liên kết với 1 nhóm -OH
  • Caxi hidroxit Ca(OH)2: gồm kim loại Ca liên kết với 2 nhóm -OH
  • Đồng (II) hidroxit Cu(OH)2: gồm kim loại Cu liên kết với 2 nhóm -OH

2) Công thức hóa học của bazo

– CTHH của bazo gồm 1 nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

– Do nhóm hidroxit có hóa trị I nên số nhóm -OH của bazo bằng hóa trị của kim loại đó.

3) Phân loại bazo

– Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

  • Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2…
  • Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2…

4) Cách gọi tên bazo

– Tên bazo được gọi như sau:

Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ:

  • NaOH: natri hidroxit
  • KOH: kali hidroxit
  • Zn(OH)2: Kẽm hidroxit
  • Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

III. MUỐI

1) Khái niệm muối là gì?

– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

– Ví dụ:

  • Muối NaCl: gồm 1 nguyên tử kim loại Na liên kết với 1 gốc axit -Cl.
  • Muối Cu(NO3)2: gồm 1 nguyên tử kim loại Cu liên kết với 2 gốc axit -NO3.

2) Công thức hóa học của muối

– CTHH của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

– Ví dụ:

  • Muối K2CO3: gồm kim loại K và gốc axit =CO3
  • Muối Ba(HCO3)2: gồm kim loại Ba và 2 gốc axit -HCO3

3) Phân loại muối

– Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

  • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3…
  • Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4…

4) Cách gọi tên muối

– Tên muối được gọi như sau:

Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit

– Ví dụ:

  • NaCl: Natri clorua
  • K2SO4: Kali sunfat
  • Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
  • Ca(HCO3)2: Canxi hidrocacbonat

Bài tập về Axit – Bazo – Muối

Câu 1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều ………………. liên kết với ………………. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng ………………. Bazo là hợp chất mà phân tử có một ………………. liên kết với một hay nhiều nhóm ………………..

Đáp án:

  • nguyên tử hidro
  • gốc axit
  • nguyên tử kim loại
  • nguyên tử kim loại
  • hidroxit

Câu 2. Viết CTHH của các axit cps gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, ≡PO4, =S, -Br

Đáp án:

  • -Cl: HCl → Axit clohidric
  • =SO3: H2SO3 → Axit sunfurơ
  • =SO4: H2SO4 → Axit sunfuric
  • -HSO4: H2SO4 → Axit sunfuric
  • =CO3: H2CO3 → axit cacbonic
  • ≡PO4: H3PO4 → Axit phophoric
  • =S: H2S → Axit sunfuhidric
  • -Br: HBr → Axit bromhidric

Câu 3. Viết CTHH của những oxit axit tương ứng với những axit sau:

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4

Đáp án:

  • H2SO4: oxit axit tương ứng là SO3
  • H2SO3: oxit axit tương ứng là SO2
  • H2CO3: oxit axit tương ứng là CO2
  • HNO3: oxit axit tương ứng là N2O5
  • H3PO4: oxit axit tương ứng là P2O5

Câu 4. Viết CTHH của các bazo tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Đáp án:

  • Na2O: bazơ tương ứng là NaOH
  • Li2O: bazơ tương ứng là LiOH
  • FeO: bazơ tương ứng là Fe(OH)2
  • BaO: bazơ tương ứng là Ba(OH)2
  • CuO: bazơ tương ứng là Cu(OH)2
  • Al2O3: bazơ tương ứng là Al(OH)3

Câu 5. Viết CTHH của các oxit tương ứng với các bazơ sau đây:

Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Đáp án:

  • Ca(OH)2: oxit bazơ tương ứng là CaO
  • Mg(OH)2: oxit bazơ tương ứng là MgO
  • Zn(OH)2: oxit bazơ tương ứng là ZnO
  • Fe(OH)2: oxit bazơ tương ứng là FeO

Câu 6: Đọc tên những chất có CTHH ghi dưới đây:

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4

Đáp án:

a)

  • HBr: Axit bromhidric
  • H2SO3: Axit sunfurơ
  • H3PO4: Axit photphoric
  • H2SO4: Axit sunfuric

b)

  • Mg(OH)2: Magie hidroxit
  • Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit
  • Cu(OH)2: Đồng (II) hidroxit

c)

  • Ba(NO3)2: Bari nitrat
  • Al2(SO4)3: Nhôm sunfat
  • Na2SO3: Natri sunfit
  • ZnS: Kẽm sunfua
  • Na2HPO4: Natri đihidrophotphat
  • NaH2PO4: Natri hidrophotphat

4.8

/

5

(

307

bình chọn

)