Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty. Các nhà đầu tư thường dựa vào tiêu chí này khi tìm hiểu và quyết định đầu tư vào 1 doanh nghiệp nào đó.

Hiện nay vẫn còn khá nhiều bạn chưa hiểu lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế như thế nào? Vì thế, trong bài viết này TinLaw sẽ giải đáp chi tiết cho 2 vấn đề trên.

Lợi nhuận trước thuế

là gì?

Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi thu nhập trước lãi vay và thuế (tiếng Anh: earnings before interest and taxes, viết tắt là EBIT) là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu trừ đi phần chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh, nhưng không bao gồm thuế và lãi vay phải trả.

Lợi nhuận trước thuế hơi giống với thu nhập hoạt động của công ty vì cả hai đều loại trừ chi phí lãi vay và thuế khi tính. Tuy nhiên, EBIT khác với thu nhập hoạt động vì nó có thể bao gồm thu nhập và chi phí từ các nguồn phi hoạt động, chẳng hạn như chi phí khấu hao và tái cấu trúc.

Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, có lãi hay thua lỗ của các doanh nghiệp.

Bởi vì đã loại bỏ lãi vay và thuế, nên việc kiểm tra lợi nhuận trước thuế có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hơn là xem xét thu nhập ròng. Dựa trên kết quả đó, người ta mới đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có lãi hay không có lãi và lãi bao nhiêu.

Nhờ lợi nhuận trước thuế mà chủ đầu tư nắm được khả năng tạo lợi nhuận của công ty và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau. Từ đó quyết định đầu tư hay không đầu tư vào 1 doanh nghiệp và giám sát mô hình vận hành trong nội bộ doanh nghiệp khi quyết định đầu tư.

Tuy nhiên, EBIT có thể là một chỉ số gây hiểu lầm cho các công ty mắc nợ cao hoặc những công ty có số lượng tài sản cố định lớn.

Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi thu nhập trước lãi vay và thuế
Lợi nhuận trước thuế hay còn gọi thu nhập trước lãi vay và thuế

Cách

tính lợi nhuận trước thuế

Có 2 cách tính lợi nhuận trước thuế:

Cách 1:

Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập ròng + lãi vay + thuế

Cách 2:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
  • Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
  • Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, hai phương pháp tính toán này sẽ cho kết quả giống nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cho các kết quả khác nhau nếu thu nhập ròng của công ty bao gồm thu nhập không đến từ bán hàng hoặc nếu nó bao gồm các chi phí không phải là chi phí hoạt động.

Bài tập tính lợi nhuận trước thuế

Ví dụ 1:

Dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng lợi nhuận trước thuế để đo lường khả năng sinh lời. Giả sử báo cáo thu nhập của công ty A bao gồm các thông tin sau:

Doanh thu bán hàng

1,200,000 VNĐ

Chi phí bán hàng

850,000 VNĐ

Chi phí hoạt động

120,000 VNĐ

Chi phí lãi vay

70,000 VNĐ

Thuế

50,000 VNĐ

Thu nhập ròng

110,000 VNĐ

Tính lợi nhuận trước thuế bằng cách 1:

Lợi nhuận trước thuế = 110.000 VNĐ + 50.000 VNĐ + 70.000 VNĐ = 230.000 VNĐ

Tính lợi nhuận trước thuế bằng cách 2:

Lợi nhuận trước thuế = 1.200.000 VNĐ – 850.000 VNĐ – 120.000 VNĐ = 230.000 VNĐ

Trong ví dụ này, hai phép tính cho cùng một kết quả, bởi vì công ty không có bất kỳ khoản thu nhập nào không phải từ việc bán hàng hoặc bất kỳ khoản chi phí nào không phải là chi phí hoạt động (ngoài thuế và lãi vay).

Ví dụ 2:

Giả sử công ty A đang trải qua quá trình tái cấu trúc. Công ty A đã bán một ngành kinh doanh đang hoạt động tốt nhưng không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi và công ty đã thiết lập lại hoạt động kinh doanh của mình. Báo cáo thu nhập sẽ giống như sau:

Doanh thu bán hàng

1,200,000 VNĐ

Chi phí bán hàng

850,000 VNĐ

Chi phí hoạt động

120,000 VNĐ

Thu được từ việc xử lý tài sản

40,000 VNĐ

Cơ cấu lại chi phí

60,000 VNĐ

Chi phí lãi vay

70,000 VNĐ

Thuế

50,000 VNĐ

Thu nhập ròng

90,000 VNĐ

Tính lợi nhuận trước thuế bằng cách 1 cho kết quả sau:

Lợi nhuận trước thuế = 90.000 + 50.000 + 70.000 = 210.000 VNĐ

Nhưng tính lợi nhuận trước thuế bằng cách 2 cho kết quả sau:

Lợi nhuận trước thuế = 1.200.000 – 850.000 – 120.000 = 230.000 VNĐ

Trong trường hợp này, phương pháp tính lợi nhuận trước thuế của 2 cách cho kết quả khác nhau, vì nó tính toán các chi phí ngoài hoạt động liên quan đến việc tái cơ cấu của công ty. Sự khác biệt giữa hai phép tính thể hiện khoản lỗ ròng 20.000 VNĐ do tái cơ cấu: 40.000 VNĐ thu được từ việc bán tài sản trừ đi 60.000 VNĐ chi phí tái cấu trúc.

Vì lý do này, cách 1 đôi khi được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh cho các công ty lớn hơn với cấu trúc hoạt động phức tạp. Tuy nhiên, đối với các công ty nhỏ hơn và các công ty khởi nghiệp có cấu trúc đơn giản hơn, cách 2 sẽ dễ sử dụng hơn.

Ý nghĩa của giá trị lợi nhuận trước thuế với doanh nghiệp

  • Với các doanh nghiệp, chỉ số lợi nhuận EBIT có ý nghĩa rất quan trọng. Dựa vào công thức tính lợi nhuận trước thuế để cho ra chỉ số chính xác sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển.
  • Chỉ số EBIT là cơ sở để ngân hàng, công ty tài chính cân nhắc hạn mức cho vay. Theo đó, chỉ số lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thì khả năng được duyệt hồ sơ càng cao. Bởi doanh nghiệp hoạt động tốt, chỉ số EBIT mới tăng trưởng và đảm bảo khả năng trả vốn vay.
  • Dựa trên chỉ số lợi nhuận trước thuế sẽ xác định được tình hình kinh doanh. Nếu chỉ số EBIT thấp có nghĩa doanh nghiệp đang trong tình trạng báo động. Lúc này doanh nghiệp dễ đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể.
  • Chỉ số EBIT còn phản ánh khả năng phát triển của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Thông qua đó, sẽ đánh giá được khả năng tái đầu tư cho những năm kế tiếp. Nếu chỉ số EBIT thấp, doanh nghiệp cần xem xét và khắc phục kịp thời. 

Những câu hỏi liên quan về lợi nhuận trước thuế

Chỉ số EBIT âm có phải nộp thuế không?

Theo Thông tư hướng dẫn thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất, nếu lợi nhuận trước thuế âm, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí này sẽ được chuyển lỗ tối đa trong vòng 5 năm.

Biên lợi nhuận trước thuế có ý nghĩa gì?

Biên lợi nhuận trước thuế là một công cụ kế toán tài chính. Công cụ này được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp/công ty kết hợp công thức tính lợi nhuận trước thuế. Chỉ số biên lợi nhuận trước thuế thường dùng để so sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Doanh nghiệp cần làm gì khi chỉ số EBIT thấp?

Chỉ số EBIT thấp có thể do nhiều nguyên nhân. Vì thế, để thay đổi kết quả lợi nhuận của kỳ kinh doanh kế tiếp, bạn cần xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chỉ số EBIT.

Nếu lợi nhuận trước thuế thấp do giá vốn của sản phẩm cao, bạn cần đánh giá lại chuỗi cung ứng. Theo đó, bạn có thể chọn các sản phẩm rẻ hơn hoặc thuê ngoài để giảm chi phí sản xuất.

Trường hợp lợi nhuận trước thuế thấp do chi phí không cân xứng hãy kiểm tra lại tất cả các khâu vận hành. Sau đó cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết.

Qua những thông tin trên đây ta thấy được tầm quan trọng của chỉ số EBIT với doanh nghiệp. Dựa vào lợi nhuận trước thuế, bạn sẽ biết được chỉ số của doanh nghiệp hiện ở mức an toàn hay không. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ dịch vụ kế toán TinLaw theo thông tin bên dưới:

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  cs@tinlaw.vn

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw