Soạn vật lí 10 bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều

A. Lý thuyết

I. Những khái niệm cơ bản

Vecto vận tốc tức thời: là đại lượng đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều.

Đặc điểm:

  • Gốc: tại vật chuyển động;
  • Hướng: là hướng của chuyển động
  • Độ dài: tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó.

Độ lớn của vận tốc tức thời: $v = \frac{\triangle s}{\triangle t}$.

Chuyển động thẳng biết đổi đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian (biến đổi đều theo thời gian).

Phân loại: dựa vào biến thiên vận tốc, ta phân thành hai loại:

  1. Chuyển động thẳng nhanh dần đều: Có độ lớn của vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian.
  2. Chuyển động thẳng chậm dần đều: Có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.

II. Khảo sát chuyển động thẳng biến đổi đều

Gia tốc của chuyển động là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc $\triangle v$ và khoảng thời gian biến thiên $\triangle t$.

$a = \frac{\triangle v}{\triangle t}$ (m/s2).

Ý nghĩa: cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì gia tốc luôn luôn không đổi.

Vecto gia tốc:

  • Gốc: Có gốc tại vật chuyển động;
  • Phương, chiều:
    • Chuyển động thẳng nhanh dần đều: có phương, chiều trùng với phương, chiều của vecto vận tốc.
    • Chuyển động thẳng chậm dần đều: có phương, chiều ngược với phương, chiều của vecto vận tốc.
  • Độ dài: tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó.

Công thức tính vận tốc: v = v0 + a.t (m/s).

Công thức tính quãng đường đi được: S = v0.t + $\frac{1}{2}$.a.t2 (m).

Phương trình chuyển động: x = x0 + S = x0 + v0.t + $\frac{1}{2}$.a.t2 (m).

Đồ thị x – t: có dạng một đoạn thẳng.

Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều: v2 – v02  = 2.a.S

Chú ý:

  • Chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a.v > 0
  • Chuyển động thẳng chậm dần đều thì a.v < 0.