Tỉ khối chất khí là gì và các dạng bài tập tỉ khối chất khí

Hóa Học 24H

https://www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-123.webp

Trong bài học trước, các em đã tìm hiểu về công thức tính toán hóa học trong việc chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất rồi. Trong bài học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một số công thức hóa học cơ bản nữa liên quan tới tỉ khối của chất khí. Vậy tỉ khối là gì, tỉ khối chất khí là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn ?

Tỉ khổi là tỉ số khối lượng giữa chất A với chất B nào đó.
Kí hiệu tỉ khối là d.
Ví dụ: Tỉ khối giữa khối lượng của Al với Mg là d = 27/24 hoặc d = 24/27.

Tỉ khối chất khí là tỉ số khối lượng giữa chất A và chất B dùng để so sánh chất A nặng hơn hay nhẹ hơn chất B và nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần.
Lưu ý: Chất ở đây các em có thể hiểu là đơn chất như H2, O2, N2, Cl2 . . . hoặc hỗn hợp các chất [N2, O2] với [Cl2] hoặc [NO2, N2] với [O2] . . .
1. Công thức tỉ khối của chất khí
Xét hai chất khí A và B có khối lượng tương ứng là MA và MB ta có công thức của tỷ khối như sau: Công thức tỉ khối chất khí A và B
Trong đó:
– d là tỉ khối giữa chất khí A và chất khí B.
– MA, MB là khối lượng mol của chất khí A và chất khí B.
Khi xét tỉ số trên xảy ra 3 trường hợp sau:
Nếu d < 1 khi đó ta nhận xét khí A nhẹ hơn khí B và nhẹ hơn d lần.
Nếu d = 1 khi đó ta nhận xét khí A và B bằng nhau.
Nếu d > 1 khi đó ta nhận xét khí A nặng hơn khí B và nặng hơn d lần.
Ví dụ: Muốn biết khí Oxi nặng hơn hay nhẹ hơn khí Nitơ và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta sẽ lập tỉ khối của Oxi với Nitơ như sau:
tỉ khối giữa khí Oxi và Nitơ
Vậy dựa vào kết quả trên ta có thể kết luận khí Oxi nặng hơn khí Nitơ và nặng hơn 1,143 lần. Ngược lại khí Nitơ sẽ nhẹ hơn khí Oxi và nhẹ hơn ~ 1,143 lần.
2. Công thức tỉ khối của chất khí A so với không khí.
Để xác định được chất khí A này nặng hơn hay nhẹ hơn không khí người ta so sánh khối lượng mol của chất khí A với khối lượng mol của không khí.
Quy ước từ trước đến nay rằng khối lượng mol của không khí là 29.
Vậy ta sẽ có công thức tỉ khối của chất khí A so với không khí như sau: dA/KK = MA/MKK = MA/29
Ví dụ: Em hãy cho biết, khí CO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí ?
Bài giải:
Theo bài ra ta có:
MCO2 = 44
MKK = 29
dCO2/KK = MCO2/MKK = 44/29 = 1,52
Kết luận: Khí CO2 nặng hơn không khí và nặng hơn ~ 1,52 lần.

Khi lập được tỉ khối của chất khí, chúng ta sẽ biết được chất khí nào nặng hơn và nặng hơn bao nhiêu lần để ứng dụng trong thực hành thí nghiệm.
Ví dụ như thí nghiệm điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nung nóng các hợp chất giàu oxi như KMnO4, KNO3 . . . và sau đó thu bằng phương pháp đẩy nước. Nhưng qua việc lập tỉ khối của chất khí, chúng ta biết được khí Oxi nặng hơn không khí do vậy chúng ta cũng có thể thu khí oxi bằng cách đặt thẳng ống nghiệm sao cho miệng ống nghiệm hướng lên trên là được.
Điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm
Ý nghĩa tỉ khối của chất khí sẽ được ứng dụng vào nhiều dạng bài toán hóa học lớp 8 khác nhau ví dụ như cho tỉ khối của khí A so với Hidro là 22. Hãy xác định khi A là gì biết khí A được tạo bởi hai nguyên tố C và O.

IV – Các dạng bài tập chuyên đề tỉ khối chất khí

Tỉ khổi là tỉ số khối lượng giữa chất A với chất B nào đó.Kí hiệu tỉ khối là d.Ví dụ: Tỉ khối giữa khối lượng của Al với Mg là d = 27/24 hoặc d = 24/27.Tỉ khối chất khí là tỉ số khối lượng giữa chất A và chất B dùng để so sánh chất A nặng hơn hay nhẹ hơn chất B và nặng hơn hay nhẹ hơn bao nhiêu lần.Lưu ý: Chất ở đây các em có thể hiểu là đơn chất như H2, O2, N2, Cl2 . . . hoặc hỗn hợp các chất [N2, O2] với [Cl2] hoặc [NO2, N2] với [O2] . . .1. Công thức tỉ khối của chất khíXét hai chất khí A và B có khối lượng tương ứng là Mvà Mta có công thức của tỷ khối như sau:Trong đó:- d là tỉ khối giữa chất khí A và chất khí B.- M, Mlà khối lượng mol của chất khí A và chất khí B.Khi xét tỉ số trên xảy ra 3 trường hợp sau:Nếu d < 1 khi đó ta nhận xét khí A nhẹ hơn khí B và nhẹ hơn d lần.Nếu d = 1 khi đó ta nhận xét khí A và B bằng nhau.Nếu d > 1 khi đó ta nhận xét khí A nặng hơn khí B và nặng hơn d lần.Ví dụ: Muốn biết khí Oxi nặng hơn hay nhẹ hơn khí Nitơ và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta sẽ lập tỉ khối của Oxi với Nitơ như sau:Vậy dựa vào kết quả trên ta có thể kết luận khí Oxi nặng hơn khí Nitơ và nặng hơn 1,143 lần. Ngược lại khí Nitơ sẽ nhẹ hơn khí Oxi và nhẹ hơn ~ 1,143 lần.2. Công thức tỉ khối của chất khí A so với không khí.Để xác định được chất khí A này nặng hơn hay nhẹ hơn không khí người ta so sánh khối lượng mol của chất khí A với khối lượng mol của không khí.Quy ước từ trước đến nay rằng khối lượng mol của không khí là 29.Vậy ta sẽ có công thức tỉ khối của chất khí A so với không khí như sau: d= M/M= M/29Ví dụ: Em hãy cho biết, khí COnặng hơn hay nhẹ hơn không khí ?Bài giải:Theo bài ra ta có:= 44= 29= M/M= 44/29 = 1,52Kết luận: Khí CO2 nặng hơn không khí và nặng hơn ~ 1,52 lần.Khi lập được tỉ khối của chất khí, chúng ta sẽ biết được chất khí nào nặng hơn và nặng hơn bao nhiêu lần để ứng dụng trong thực hành thí nghiệm.Ví dụ như thí nghiệm điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nung nóng các hợp chất giàu oxi như KMnO4, KNO3 . . . và sau đó thu bằng phương pháp đẩy nước. Nhưng qua việc lập tỉ khối của chất khí, chúng ta biết được khí Oxi nặng hơn không khí do vậy chúng ta cũng có thể thu khí oxi bằng cách đặt thẳng ống nghiệm sao cho miệng ống nghiệm hướng lên trên là được.Ý nghĩa tỉ khối của chất khí sẽ được ứng dụng vào nhiều dạng bài toán hóa học lớp 8 khác nhau ví dụ như cho tỉ khối của khí A so với Hidro là 22. Hãy xác định khi A là gì biết khí A được tạo bởi hai nguyên tố C và O.

Bài tập số 01. Tỉ khối hơi của chất khí X so với khí Clo bằng 2. Tìm khối lượng mol của chất khí X.

Bài tập số 02. Hỗn hợp khí gồm 11,2 lít khí N2 và 33,6 lít khí O2 ở đktc.

a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí.

b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.

c) Hỗn hợp khí này nặng hay nhẹ hơn không khí.

Bài tập số 03. Một hỗn hợp X gồm H2 và O2 (không có phản ứng xảy ra) có tỉ khối so với không khí là 0,3276.

a) Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp.

b) Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi khí trong hỗn hợp (bằng 2 cách khác nhau).

Tài liệu tham khảo:

– Sách giáo khoa hóa học lớp 8.