Tổng hợp cấu trúc câu hỏi đuôi và bài tập tag question

Câu hỏi đuôi (Tag question) là một chủ điểm ngữ pháp rất hay được sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Sử dụng Tag question một cách thành thạo sẽ giúp bạn có thể nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng như tiến gần hơn đến mục tiêu giao tiếp tiếng Anh chuẩn như người bản xứ.

Bài viết sau đây, TalkFirst sẽ tổng hợp giúp bạn các kiến thức xoay quanh Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh (tag question) và bài tập vận dụng đi kèm!

Câu hỏi đuôi (Tag Question)

1. Câu hỏi đuôi là gì?

Định nghĩa: Câu hỏi Đuôi (Tag Question) là một dạng câu hỏi Yes-No ngắn, được đặt ở sau một mệnh đề trần thuật và được phân cách với mệnh đề trần thuật bằng một dấu phẩy. Nếu mệnh đề trần thuật ở dạng phủ định thì câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định và ngược lại.

2. Cách dùng Tag question

  • Mục đích của việc thêm câu hỏi đuôi vào sau mệnh đề trần thuật là để xác định xem thông tin ở mệnh đề trần thuật có đúng không. Trong trường hợp này, ta sẽ lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi.
  • Tuy nhiên, cũng có trường hợp câu hỏi đuôi được thêm vào chỉ có tác dụng tu từ để thể hiện cảm xúc hay đơn giản đó chỉ là phong cách giao tiếp của người hỏi và người hỏi đã biết sẵn thông tin chính xác là gì. Lúc này, ta không lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

Our daughter isn’t well today, is she?
→ Con gái chúng ta hôm nay không khỏe nhỉ?

Yesterday, they didn’t complete their tasks, did they?
→ Hôm qua, họ đã không hoàn thành các công việc của họ đúng không?

3. Cấu trúc câu hỏi đuôi

Cấu trúc của câu hỏi đuôi sẽ có 2 thành phần chính là “statement”+ “tag question“. Hai phần này sẽ trái ngược nhau, nếu câu trước được chia ở dạng khẳng định thì câu hỏi đuôi sẽ là phủ định và ngược lại. Đây là một trong những cấu trúc khá đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Anh.

Công thức chung của câu hỏi đuôi sẽ có dạng:

Subject + verb + (object) + (…) + , + trợ động từ + subject/ đại từ tương ứng với subject + ?

Trong đó:

– Việc ta sử dụng trợ động từ nào trong phần câu hỏi đuôi sau dấu phẩy, sẽ phụ thuộc vào động từ trong mệnh đề chính trước dấu phẩy (là thì gì, là trợ động từ/ động từ thường/…)

– Trợ động từ sau dấu phẩy thường sẽ đối lập với động từ trong mệnh đề chính trước dấu phẩy về mặt khẳng định hay phủ định. Động từ khẳng định ⟶ trợ động từ phủ định.

– Chủ ngữ (subject) của mệnh đề chính trước dấu phẩy và chủ ngữ của câu hỏi đuôi sau dấu phẩy là một. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, khi ta đưa chủ ngữ của mệnh đề chính vào câu hỏi đuôi, ta cần biến đổi chủ ngữ thành một đại từ tương ứng để tránh lặp từ và làm câu dài dòng.

Chủ ngữ trong mệnh đề chínhĐại từ thay cho chủ ngữ trong câu hỏi đuôi(Cụm) danh từ chỉ 1 namhe(Cụm) danh từ chỉ 1 nữshe(Cụm) danh từ chỉ 1 vậtit(Cụm) danh từ số nhiềutheyThis/ that + (cụm) danh từ số ítitThis/ thatitThese/ those + (cụm) danh từ số nhiềutheyThese/ thosetheyTheregiữ nguyênI, we, you, they, he, she, itgiữ nguyên

– Quy tắc biến đổi chủ ngữ cụ thể như sau:

– Ví dụ:

Your elder sister likes soccer, doesn’t she?

⟶ Cụm danh từ chỉ một người nữ ‘Your elder sister’ khi vào trong câu hỏi đuôi sau dấu phẩy đã được đổi thành ‘she’.

Dưới đây là một số cấu trúc Câu hỏi Đuôi phổ biến nhất mà TalkFirst đã tổng hợp. Các bạn tham khảo nhé!

Lưu ý: Để bài viết tinh gọn hơn, TalkFirst chỉ chọn ra những thì thường sử dụng câu hỏi đuôi nhất.

Đăng ký liền tay
Lấy ngay quà khủng

Đăng ký liền tay – Lấy ngay quà khủng

Nhận ưu đãi học phí khóa học lên đến 40%

3.1. Thì Hiện tại Đơn

A. Động từ ‘be’

Chủ ngữ (Subject)Cấu trúcNgôi thứ nhất số ít: 
I – tôiCấu trúc 1:
I + am + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…)+

,

+ aren’t + I?

Cấu trúc 2:
I + am not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) +

,

+ am + I?

Lưu ý:‘I am’ viết tắt là ‘I’m’

Ví dụ:
– I am your best friend, aren’t I?
→ Mình là bạn thân của bạn mà đúng không? 

– I’m not the person that annoys you, am I?
→ Mình không phải người làm phiền bạn đúng không?Các ngôi:

– Ngôi thứ nhất số nhiều: we – chúng tôi/ chúng ta

– Ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều: you – bạn/ các bạn 

– Ngôi thứ ba số nhiều: they – họ, her parents – bố mẹ của cô ấy, my friends – các bạn của tôi, v.v.Cấu trúc 1:
Subject + are + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + aren’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + are not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + are + Subject?

Lưu ý:  – ‘are not’ có thể viết tắt là ‘aren’t’  – ‘you are’ viết tắt là ‘you’re’  – ‘we are’ viết tắt là ‘we’re’  – ‘they are’ viết tắt là ‘they’re’

Ví dụ:
– You are upset, aren’t you?
→ Bạn đang bực đúng không?

– We’re not in the right room, are we?
→ Chúng ta không ở trong đúng phòng nhỉ?Ngôi thứ ba số ít:
– she – cô ấy
– he – anh ấy
– it – nó
– that girl – cô gái đó
– his boss – sếp của anh ấy
– v.v. Cấu trúc 1:
Subject + is + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + isn’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + is not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + is + Subject?

Lưu ý:
– ‘is not’ viết tắt là ‘isn’t’.
– Chủ ngữ (he/ she/ it hoặc tên riêng) + ‘is’ có thể viết tắt thành: chủ ngữ’s.

Ví dụ: 
– The new employee is laborious, isn’t he?
→ Nhân viên mới chăm làm đúng không?
– That student isn’t happy today, is she?
→ Học viên đó hôm nay không vui đúng không? 

Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ các chức năng của thì Hiện Tại Đơn

B. Động từ thường

Chủ ngữ (Subject)Cấu trúcCác ngôi:
– Ngôi thứ nhất số ít: I – tôi
– Ngôi thứ nhất số nhiều: we – chúng tôi/ chúng ta
– Ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều: you – bạn/ các bạn 
– Ngôi thứ ba số nhiều: they – họ, her parents – bố mẹ của cô ấy, my friends – các bạn của tôi, v.v.Cấu trúc 1:
Subject + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…) + , + don’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + do not + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…) + , + do + Subject?

Lưu ý:  
‘do not’ viết tắt là ‘don’t’*

Ví dụ:
– We have a toaster, don’t we?
→ Chúng ta có một cái máy nướng bánh mì mà đúng không? 

– You don’t like him, do you?
→ Bạn không thích anh ta đúng không? Ngôi thứ ba số ít:
– she – cô ấy
– he – anh ấy
– it – nó
– that girl – cô gái đó
– his boss – sếp của anh ấy
– v.v. Cấu trúc 1:
Subject + động từ nguyên mẫu thêm -s/es + (tân ngữ) + (…) + , + doesn’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + doesn’t + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…) + , + does + Subject?

Lưu ý:
‘does not’ viết tắt là ‘doesn’t’.

Ví dụ: 
– She works very hard, doesn’t she?
→ Cô ấy làm việc rất chăm chỉ đúng không?

– Their leader doesn’t go to work on time, does he?
→ Nhóm trưởng của họ không đi làm đúng giờ đúng không? câu hỏi đuôi đặc biệt

3.2. Thì Quá khứ đơn

A. Động từ ‘be’

Chủ ngữ (Subject)Cấu trúcCác ngôi:
– Ngôi thứ nhất số nhiều: we – chúng tôi/ chúng ta 

– Ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều: you – bạn/ các bạn

 – Ngôi thứ ba số nhiều: they – họ, her parents – bố mẹ của cô ấy, my friends – các bạn của tôi, v.v.Cấu trúc 1:
Subject + were + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + weren’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + were not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + were + Subject?

Lưu ý:
‘were not’ có thể viết tắt là ‘weren’t’

Ví dụ:
– Yesterday, they were a little tired, weren’t they?
→ Hôm qua, họ hơi mệt đúng không?

– Last night, you weren’t at home when we came, were you?
→ Tối qua, bạn không ở nhà lúc chúng tôi đến đúng không?Các ngôi:
– Ngôi thứ nhất số ít: I

– Ngôi thứ ba số ít:
+ she – cô ấy
+ he – anh ấy
+ it – nó
+ that girl – cô gái đó
+ his boss – sếp của anh ấy
+ v.v. Cấu trúc 1:
Subject + was + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + wasn’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + was not + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + was + Subject?

Lưu ý:
‘was not’ viết tắt là ‘wasn’t’.

Ví dụ: 
– In the last meeting, that client was happy with our plan, wasn’t she?
→ Trong buổi họp trước, khách hàng đó đã hài lòng với kế hoạch của chúng ta đúng không?

– This morning, our son wasn’t at school, was he?
→ Sáng nay, con trai chúng ta không ở trường đúng không? 

Xem thêm: Tất tần tần kiến thức về thì Quá Khứ Đơn cần nắm chắc

B. Động từ thường

Chủ ngữ (Subject)Cấu trúcTất cả các chủ ngữ.
Không phân biệt ngôi thứ mấy và số ít hay số nhiều. Cấu trúc 1:
Subject + V2/Ved + (tân ngữ) + (…) + , + didn’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + did not + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…) + , + did + Subject?

Lưu ý:  ‘did not’ viết tắt là ‘didn’t’

Ví dụ:
– Last month, you missed a lot of deadlines, didn’t you?
→ Tháng trước, bạn trễ nhiều deadline đúng không? 

– This morning, he didn’t contact that customer, did he?
→ Sáng nay, anh ấy đã không liên lạc với khách hàng đó đúng không?  

3.3. Thì Tương lai đơn

A. Động từ ‘be’

Chủ ngữ (Subject)Cấu trúcTất cả các chủ ngữ.
Không phân biệt ngôi thứ mấy, số ít hay số nhiều.
Cấu trúc 1:
Subject + will be + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + won’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + will not be + tính từ/ (cụm) danh từ/ … + (…) + , + were + Subject?

Lưu ý:

‘will not’ có thể viết tắt là ‘won’t’

Ví dụ:
– My parents will be happy if I come home this Tet Holiday, won’t they?
→ Ba mẹ tôi sẽ vui khi tôi về nhà dịp Tết này đúng không? 
– She won’t be upset when she finds out the truth, will she?
→ Cô ấy sẽ không bực khi cô ấy phát hiện ra sự thật đúng không?

B. Động từ thường

Chủ ngữ (Subject)Cấu trúcTất cả các chủ ngữ.
Không phân biệt ngôi thứ mấy, số ít hay số nhiều.
Cấu trúc 1:

Subject + will + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…) + , + won’t + Subject?

Cấu trúc 2:
Subject + will not + động từ nguyên mẫu + (tân ngữ) + (…) + , + will + Subject?

Lưu ý:
‘will not’ có thể viết tắt là ‘won’t’

Ví dụ:
– You will tell him the truth, won’t you?
→ Bạn sẽ nói sự thật cho anh ấy đúng không? 
– Our teacher won’t give us more exercises, will he?
→ Giáo viên của chúng ta sẽ không cho chúng ta thêm bài tập đúng không?

3.4. Câu hỏi đuôi các thì hoàn thành

ThìCấu trúcHiện tại Hoàn thànhCấu trúc 1: Subject + has/ have + V3/-ed + (object) + (…) + , + hasn’t/ haven’t + subject + ? Cấu trúc 2: Subject + hasn’t/ haven’t + V3/-ed + (object) + (…) + , + has/ have + subject + ?
Ví dụ:
– You haven’t called that customer, have you?
⟶ Bạn chưa gọi cho khách hàng đó đúng không?

– Our boss has just given us some new tasks, hasn’t she?
⟶ Sếp của chúng ta vừa giao cho chúng ta mấy công việc mới đúng không?Hiện tại Hoàn thành Tiếp diễnCấu trúc 1: Subject + has/ have + been + V-ing + (object) + (…) + , + hasn’t/ haven’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + hasn’t/ haven’t + been + V-ing + (object) + (…) + , + has/ have + subject + ?  
Ví dụ:
– They have been working since 2pm, haven’t they?
⟶ Họ đã và đang làm việc suốt từ 2 giờ chiều đúng không?

– He hasn’t been practicing for months, has he?
⟶ Anh ấy đã và đang không luyện tập suốt trong nhiều tháng đúng không?Quá khứ Hoàn thànhCấu trúc 1: Subject + had + V3/-ed + (object) + (…) + , + hadn’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + hadn’t + V3/-ed + (object) + (…) + , + had + subject + ?  
Ví dụ:
– The meeting had ended before you came, hadn’t it?
⟶ Buổi họp đã kết thúc trước khi bạn tới đúng không?  

– Our leader hadn’t sent us the files before we started the project, had he?
⟶ Nhóm trưởng của chúng ta đã không gửi chúng ta các tài liệu trước khi chúng ta bắt đầu dự án đúng không?Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễnCấu trúc 1: Subject + had + been + V-ing + (object) + (…) + , + hasn’t/ hadn’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + hadn’t + been + V-ing + (object) + (…) + , + had + subject + ?  
Ví dụ:
– Yesterday, our daughter had been studying until we got home, hadn’t she?
⟶ Hôm qua, con gái chúng ta đã học suốt cho đến khi chúng ta về tới nhà đúng không?

– That student hadn’t been studying hard before the teacher called his parents, had he?
⟶ Học sinh đó đã liên tục không học tập chăm chỉ trước khi giáo viên gọi điện cho bố mẹ cậu bé đúng không?Tương lai Hoàn thànhCấu trúc 1: Subject + will + have + V3/-ed + (object) + (…) + , + won’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + won’t + have + V3/-ed + (object) + (…) + , + will + subject + ?  
Ví dụ:
– The meeting will have started before we get there, won’t it?
⟶ Buổi họp sẽ bắt đầu trước khi ta tới đó đúng không?

– We won’t have completed the task before our boss comes back, will we?
⟶ Chúng ta sẽ không xong việc này trước khi sếp quay về đúng không?Tương lai Hoàn thành Tiếp diễnCấu trúc 1: Subject + will + have + been + V-ing + (object) + (…) + , + won’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + won’t + have + been + V-ing + (object) + (…) + , + will + subject + ?  
Ví dụ:
– When we arrive there, they will have been discussing for hours, won’t they?  
⟶ Khi chúng ta tới được đó, họ sẽ thảo luận liên tục được vài tiếng rồi đúng không? 

– Our son won’t have been playing games before we get home, will he?
⟶ Con trai chúng ta sẽ không chơi game liên tục trước khi chúng ta về tới nhà phải không?

3.5. Câu hỏi đuôi của Modal Verbs

Modal VerbsCấu trúc‘can’Cấu trúc 1: Subject + can + verb (bare) + (object) + (…) + , + can’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + can’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + can + subject + ?  
Ví dụ:
– Your younger brother can’t play the piano, can he?
⟶ Em trai bạn không thể chơi piano đúng không?
– You can speak Japanese, can’t you?
⟶ Bạn có thể nói tiếng Nhật, đúng không?‘could’Cấu trúc 1: Subject + could + verb (bare) + (object) + (…) + , + couldn’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + couldn’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + could + subject + ?   Ví dụ:
– When you were young, you could swim very well, couldn’t you?
⟶ Khi bạn còn trẻ, bạn đã có thể bơi rất giỏi đúng không?
– Yesterday, they couldn’t go camping, could they?
⟶ Hôm qua, họ đã không thể đi cắm trại đúng không?‘may’ (possibility ≥ 50%)Cấu trúc 1: Subject + may + verb (bare) + (object) + (…) + , + mayn’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + mayn’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + may + subject + ?  
Ví dụ:
– She may become the next manager, mayn’t she?
⟶ Cô ấy có thể trở thành quản lý tiếp theo đúng không?
– He mayn’t like this present, may he?
⟶ Anh ấy có thể không thích món quà này đúng không?‘might’ (possibility < 50%)Cấu trúc 1: Subject + might + verb (bare) + (object) + (…) + , + mightn’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + mightn’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + might + subject + ?   Ví dụ:
– She may become the next manager, mayn’t she?
⟶ Cô ấy có thể trở thành quản lý tiếp theo đúng không?
– He mayn’t like this present, may he?
⟶ Anh ấy có thể không thích món quà này đúng không?‘shall’ (future predictions)Cấu trúc 1: Subject + shall + verb (bare) + (object) + (…) + , + shan’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + shan’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + shall + subject + ?  
Ví dụ:
– This time next month, we shall be in Taiwan, shan’t we?
⟶ Tầm này tháng sau, chúng ta sẽ ở Đài Loan nhỉ?
– This time next month, we shan’t be in Vietnam, shall we?
⟶ Tầm này tháng sau, chúng ta sẽ không ở Việt Nam nhỉ?‘should’Cấu trúc 1: Subject + should + verb (bare) + (object) + (…) + , + shouldn’t + subject + ? Cấu trúc 2: Subject + shouldn’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + should + subject + ?  
Ví dụ:
– My daughter should choose this school, shouldn’t she?
⟶ Con gái tôi nên chọn trường này đúng không?
– We shouldn’t drink more than 2.7 liters of water per day, should we?
⟶ Chúng ta không nên uống nhiều hơn 2.7 lít nước mỗi ngày đúng không?wouldCấu trúc 1: Subject + would + verb (bare) + (object) + (…) + , + wouldn’t + subject + ?
Cấu trúc 2: Subject + wouldn’t + verb (bare) + (object) + (…) + , + would + subject + ?   Ví dụ:
– You would like to talk to our boss, wouldn’t you?
⟶ Bạn muốn nói chuyện với sếp chúng ta đúng không?
– If you were me, you wouldn’t buy that car, would you?
⟶ Nếu bạn là tôi, bạn sẽ không mua cái xe hơi đó đúng không?

*Lưu ý:

– Câu hỏi đuôi với Modal Verb ‘must’, ‘need’, ‘ought to’ và ‘have to’ sẽ được trình bày trong phần 4. Các dạng câu hỏi đuôi đặc biệt.

– Riêng câu hỏi đuôi với ‘will’ đã được trình bày trong phần 3.3. Câu hỏi đuôi với thì tương lai đơn.

4. Các dạng câu hỏi đuôi đặc biệt

Lưu ý: Trong bài viết “Mệnh đề trần thuật” viết tắt là MĐTT.

4.1. Cấu trúc I (don’t) think/believe/… (that) + mệnh đề phụ

MĐTT có cấu trúc I (don’t) think/believe/… (that) + mệnh đề phụ thì chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là chủ ngữ của mệnh đề phụ.

Ví dụ:

I think he will be late, won’t he?
→ Tôi nghĩ anh ấy sẽ tới trễ. Có vậy thật không nhỉ?

I don’t believe we can win the contest, can we?
→ Tôi không tin chúng ta có thể thắng cuộc thi. Chúng ta có thể không nhỉ?

Lưu ý: Nếu ở chỗ I think/ believe mà chúng ta dùng phủ định thì câu hỏi đuôi phải cùng là khẳng định hoặc phủ định với mệnh đề phụ.

4.2. Câu hỏi đuôi với Let’s

Câu hỏi đuôi khi MĐTT bắt đầu bằng Let’s sẽ là Shall we.

Ví dụ:

It’s sunny today. Let’s go swimming, shall we?
→ Hôm nay trời nắng. Chúng ta đi bơi nhỉ?

4.3. Câu hỏi đuôi đứng sau mệnh đề mệnh lệnh

Sau mệnh đề mệnh lệnh, câu hỏi đuôi sẽ là ‘will you’.

Ví dụ:

Keep quiet, will you?
→ Hãy giữ im lặng! Được không?

Don’t open the window, will you?
→ Đừng mở cửa sổ! Có được không?

4.4. Câu hỏi đuôi với I wish

MĐTT chứa I wish để diễn tả mong muốn, câu hỏi đuôi sẽ là May I.

Ví dụ:
I wish to take a day off next week to have a check-up, may I?
→ Tôi muốn nghỉ một ngày vào tuần sau để đi kiểm tra sức khỏe. Liệu có được không?

4.5. Câu hỏi đuôi với Must

Khi sử dụng câu hỏi đuôi với Must ta sẽ dựa vào ý nghĩa và chức năng của Must trong từng trường hợp mà quyết định câu hỏi đuôi.

  • Khi Must diễn tả việc mà ta thấy cần thiết phải làm → Câu hỏi đuôi dùng Needn’t.
    Ví dụ:
    You must go now, needn’t you?
    → Bạn cần đi ngay bây giờ à?
  • Khi Mustn’t diễn tả việc bị cấm không được làm → Câu hỏi đuôi dùng Must.
    Ví dụ:
    We mustn’t use the company’s phones for personal calls, must we?
    → Chúng ta không được phép dùng điện thoại công ty cho cuộc gọi cá nhân à?
  • Khi Must diễn tả sự dự đoán về một điều ở hiện tại mà người nói rất chắc chắn → Câu hỏi đuôi dựa vào động từ theo sau Must.
    Ví dụ:
    He must like her a lot, doesn’t he?
    → Anh ấy ắt hẳn là thích cô ấy nhiều nhỉ?|

    After practicing for nearly 2 hours, you must be tired, aren’t you?
    → Sau khi luyện tập gần 2 giờ, bạn ắt hẳn là mệt nhỉ?

  • Khi Must được dùng trong công thức must + have + V3/Ved diễn tả sự dự đoán về một điều ở quá khứ mà người nói rất chắc chắn → Câu hỏi đuôi dùng haven’t.
    Ví dụ:
    They must have lied to you, haven’t they?
    → Họ ắt hẳn là đã nói dối bạn đúng không?

Xem thêm: Phân biệt cách sử dụng Must và Have To trong tiếng Anh

4.6. Câu hỏi đuôi với everyone, no body,… (các đại từ bất định chỉ người)

Khi chủ ngữ trong mệnh đề trần thuật là một trong các đại từ bất định chỉ người: everyone, someone, anyone, no one, everybody, somebody, nobody và anybody, thì chủ ngữ trong câu hỏi đuôi là ‘they’.

Lưu ý:

  • Khi chủ ngữ là ‘no one’ hoặc ‘nobody’ – “không ai cả/ không một ai”, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
  • Các đại từ bất định trên vốn đi với các động từ số ít, nhưng khi chúng biến thành ‘they’ trong câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng (trợ) động từ số nhiều cho ‘they’.

Ví dụ:

Everyone can enter this room, can’t they?
→ Mọi người đều vào phòng này được đúng không?

No one likes this dish, do they?
→ Không ai thích món ăn này đúng không?

4.7. Chủ ngữ trong MĐTT là một trong các đại từ bất định chỉ vật

Khi chủ ngữ MĐTT là một trong các đại từ bất định chỉ vật: everything, something, anything và nothing, thì chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.

Lưu ý:
Khi chủ ngữ là ‘nothing’ – “không một cái gì”, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
Nothing was there, was it?
→ Không có gì ở đó hết đúng không?

4.8. MĐTT có các trạng từ thể hiện nghĩa phủ định hoặc bán phủ định

Khi trong MĐTT có các trạng từ thể hiện nghĩa phủ định hoặc bán phủ định như: never- không bao giờ, seldom/ hardly/ scarcely/… – rất hiếm khi, v.v. thì mệnh đề này sẽ được xem là ở dạng phủ định. Từ đó, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ví dụ:
– She never cheats in exams, does she?
→ Cô ấy không bao giờ gian lận trong các bài kiểm tra đúng không?
– When he was young, he rarely exercised, did he?
→ Khi ông ấy còn trẻ, ông ấy hiếm khi tập thể dục đúng không?

4.9. Chủ ngữ của MĐTT là mệnh đề danh từ, chủ ngữ của câu hỏi đuôi là It

Ví dụ:
What you like and dislike doesn’t matter, does it?
→ Điều bạn thích và không thích thì không quan trọng đúng không?
→ Phân tích: Mệnh đề danh từ là: ‘what you like and dislike’.

4.10. Câu hỏi đuôi dùng Had better

Khi câu dùng Had better (viết tắt: ’d better) để diễn tả lời khuyên, câu hỏi đuôi sẽ mượn Had và dùng ở dạng phủ định Hadn’t.

Ví dụ:
I had better contact that customer right now, hadn’t I?
→ Tôi nên liên lạc với khách hàng đó ngay bây giờ đúng không nào?

4.11. Câu hỏi đuôi dùng Would rather

Khi mệnh đề trần thuật dùng ‘would rather’ để diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa, câu hỏi đuôi sẽ mượn ‘would’ và dùng ở dạng phủ định ‘wouldn’t’.
Ví dụ:
Our daughter would rather stay home, wouldn’t she?
→ Con gái chúng ta muốn ở nhà đúng không?

4.12. Câu hỏi đuôi của “I am …”

– Khi mệnh đề chính bắt đầu bằng ‘I am’, theo nguyên tắc chuyển đổi chủ ngữ ở đầu Mục 3. Cấu trúc câu hỏi đuôi, nếu chủ ngữ là đại từ ‘I’, ta sẽ giữ nguyên.

– Đối với ‘am’, khi chuyển qua câu hỏi đuôi, tất nhiên ta sẽ sử dụng thể phủ định. Nhưng sẽ là ‘aren’t’, không phải ‘am not’.

Ví dụ:

+ I am in hospital, aren’t I?
⟶ Tôi đang ở bệnh viện đúng không?

+ I am annoying you, aren’t I?
⟶ Tôi đang làm phiền bạn đúng không?

4.13. Câu hỏi đuôi của mệnh đề chính với chủ ngữ ‘this’/ ‘that’/ ‘these’ / ‘those’

– Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘this’ hoặc ‘that’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.

– Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘these’ hoặc ‘those’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘they’.

Ví dụ:

+ This/ That is your phone, isn’t it?
⟶ Đây/Kia là điện thoại của bạn đúng không?

+ These/ Those are the apples you bought this morning, aren’t they?
⟶ Đây/Kia là những trái táo bạn mua sáng nay đúng không?

4.14. Câu hỏi đuôi với ‘used to’

– Cấu trúc 1:

 Subject + used to + verb (bare) + (object) + (…) + , + didn’t + subject + ?

– Cấu trúc 2 (ít dùng):

Subject + didn’t use to + verb (bare) + (object) + (…) + , + did + subject + ?

Ví dụ:

+ Your wife used to work for a hospital, didn’t she?
⟶ Vợ bạn từng làm cho một bệnh viện đúng không?

+ You didn’t use to walk to work, did you?
⟶ Bạn đã không từng đi bộ tới chỗ làm đúng không?

4.15. Câu hỏi đuôi với ‘have to’

– Cấu trúc 1:

+ Hiện tại Đơn: Subject + has/ have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + doesn’t/ don’t + subject + ?

+ Quá khứ Đơn: Subject + had to + verb (bare) + (object) + (…) + , + didn’t + subject + ?

+ Tương lai Đơn: Subject + will have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + won’t + subject + ?

– Cấu trúc 2:

+ Hiện tại Đơn: Subject + doesn’t/ don’t have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + does/ do + subject + ?

+ Quá khứ Đơn: Subject + didn’t have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + did + subject + ?

+ Tương lai Đơn: Subject + won’t have to + verb (bare) + (object) + (…) + , + will + subject + ?

– Ví dụ:

+ You don’t have to take care of your younger sister, do you?
⟶ Bạn không phải chăm em gái đúng không? 

+ Yesterday, that employee had to work overtime, didn’t he?
⟶ Hôm qua, nhân viên đó đã phải tăng ca đúng không? 

+ We will have to pay a lot, won’t we?
⟶ Chúng ta sẽ phải trả nhiều tiền đúng không?  

4.16. Câu hỏi đuôi với ‘ought to’

– Cấu trúc:

Subject + ought to + verb (bare) + (object) + (…) + , + oughtn’t + subject + ?

– Ví dụ:

My sister ought to see a doctor, oughtn’t she?

⟶ Em gái tôi cần đi gặp bác sĩ đúng không?  

4.17. Câu hỏi đuôi với ‘need’

– Vì ‘need’ là một động từ bán khiếm khuyết (Semi-modal Verb), nên trong thì Hiện tại Đơn, need có thể được dùng ở cả dạng động từ thường và động từ khiếm khuyết. Tuy nhiên, trong câu hỏi đuôi và mệnh đề chính phía trước, ‘need’ thường được dùng ở dạng động từ khiếm khuyết cho ngắn gọn.

– Cấu trúc:

Subject + need(s) + to-V(bare) + (…) + , + needn’t + subject + ?

– Cấu trúc 2:

Subject + needn’t + V(bare) + (…) + , + need + subject + ?

– Ví dụ:

+ They need to study harder, needn’t they?

⟶ Họ cần làm học hành chăm chỉ hơn đúng không?

+ She needn’t work on Sundays, need she?

⟶ Cô ấy không cần làm việc vào Chủ Nhật đúng không?

– Lưu ý, trong các thì còn lại, ‘need’ được dùng như một động từ thường. Do đó, nếu thì được dùng không phải Hiện tại Đơn, ta cứ lập câu hỏi đuôi với ‘need’ dựa theo các cấu trúc theo thì đã nêu ở mục 3.

4.18. Câu hỏi đuôi của câu cảm thán

– Khi mệnh đề chính là câu cảm thán, ta lấy danh từ trong mệnh đề đổi thành đại từ, trợ động từ là is, am, are ở dạng phủ định.

Ví dụ:

+ What a beautiful dress, isn’t it?
⟶ Quả là một cái váy đẹp nhỉ?

+ What big houses, aren’t they?
⟶ Quả là những ngôi nhà lớn nhỉ?

5. Cách trả lời câu hỏi đuôi

– Đầu tiên, ta cần một lần nữa lưu ý rằng một câu phức chứa câu hỏi đuôi sẽ có cấu trúc:

Mệnh đề chính + , + câu hỏi đuôi + ?

– Trong đó, mệnh đề chính và câu hỏi đuôi luôn đối lập nhau về việc khẳn định hay phủ định. Ví dụ:

+ They are friendly people, aren’t they?

+ They aren’t friendly people, are they?

– Để trả lời loại câu hỏi này, ta cần nhớ là không chỉ chú ý câu hỏi đuối phía sau mà cần để ý cả mệnh đề chính và câu hỏi đuôi.

– Sau đó, nếu ta đồng quan điểm với vế dùng phủ định thì ta sẽ trả lời ‘No, subject + trợ động từ tương ứng.’ Nếu ta đồng quan điểm với vế khẳng định, ta trả lời ‘Yes, subject + trợ động từ tương ứng.’ Ví dụ:

They are friendly people, aren’t they?

+ Nếu ta đồng tình với vế khẳng định ‘They are friendly people’, ta trả lời: ‘Yes, they are.’

+ Nếu ta đồng tình với vế câu hỏi đuôi nghiêng về phía phủ định ‘aren’t they?’, ta trả lời: ‘No, they aren’t’. KHÔNG trả lời ‘Yes’.

6. Bài tập về câu hỏi đuôi

Điền câu hỏi đuôi phù hợp vào chỗ trống.

  1. Our boss likes the new employee, _? (female boss)
  2. Your younger sister would rather go out on weekends, _?
  3. They must complete that task today, _?
  4. I wish to leave early, _?
  5. They don’t like working overtime, _?
  6. Turn down the volume, _?
  7. I don’t think he will believe you, _?
  8. You missed another deadline yesterday, _?
  9. This morning, that man must have stolen your wallet, _?
  10. Your crush won’t come to the party, _? (male crush)
  11. Somebody left the door open, _?
  12. She never stays up late, _?
  13. You read a lot of books. You must like reading a lot, _?
  14. Let’s eat out, _?
  15. When we entered the room, nothing was there, _?
  16. When we go to the museum doesn’t matter, _?
  17. We had better lock all the doors, _?
  18. Don’t turn on the TV when I’m working, _?
  19. Our mother is sick, _?
  20. When he first moved here, he was really friendly, _?

Đáp án:
1. doesn’t she
2. wouldn’t she
3. needn’t they
4. may I
5. do they
6. will you
7. will he
8. didn’t you
9. hasn’t he
10. will he
11. didn’t they
12. does she
13. don’t you
14. shall we
15. was it
16. does it
17. hadn’t we
18. will you
19. isn’t she
20. wasn’t he

Tham khảo video ngữ pháp về Câu hỏi đuôi:

Trên đây là tổng hợp về định nghĩa, cấu trúc, cách dùng và bài tập câu hỏi đuôi (Tag question). TalkFirst mong rằng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn sử dụng thành thạo và tự tin hơn trong quá trình tự học tiếng Anh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và hẹn gặp bạn trong các bài viết sau!

Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt