Cách giải bài tập dạng: Tính vận tốc, thời gian, quãng đường đi trong chuyển động đều Toán lớp 5 | Các dạng toán lớp 5

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Lý thuyết và phương pháp giải 
  • Bài tập áp dụng và hướng dẫn giải

A. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

  • Các đại lượng trong chuyển động:

Vận tốc kí hiệu là v;

Thời gian kí hiệu là t;

Quãng đường kí hiệu là s.

  • Các công thức tính toán:

Vận tốc = Quãng đường : thời gian (v = s : t)

Ví dụ 1: Một con chuột túi chạy 20 phút với vận tốc không đổi thì chạy được quãng đường dài 16,8km. Tính vận tốc của con chuột túi.

Giải: Ta có t = 20 phút và s =16,8km

nên vận tốc của con chuột túi là:

v = s : t = 16,8km : 20 phút = 0,84 km/phút

Đáp số: 0,84 km/phút

Thời gian = Quãng đường : vận tốc (t = s : v)

Ví dụ 2: Với vận tốc 4,5 km/giờ, một người đi bộ đi hết quãng đường AB dài 11,25km. Tính thời gian người đó đi hết quãng đường AB.

Giải: v = 4,5 km/giờ; s = 11,25km

Thời gian người đó đi hết quãng đường AB là:

t = s : v = 11,25 : 4,5 = 2,5 (giờ)

Đáp số: 2,5 (giờ)

Quãng đường = vận tốc x thời gian (s = v.t)

Ví dụ 3: Một con đại bàng bay với vận tốc 90km/giờ trong 50 phút. Tính độ dài quãng đường mà đại bàng đã bay qua.

Giải: Đổì 1 giờ = 60 phút nên v = 90km/60 phút = 1,5km/phút

Độ dài quãng đường mà đại bàng bay qua là: 

s = v x t = 1,5km/phút x 50 phút = 75km

Đáp số: 75km