Cách tính thuế TNCN theo lương NET – Quyết toán

Cách tính thuế TNCN theo lương NET – Quyết toán

 

Hướng dẫn cách tính thuế Thu nhập cá nhân theo lương NET, cách quy đổi thu nhập cho lương NET; Cách Quyết toán thuế TNCN theo lương NET theo quy định mới nhất.

1. Cách tính thuế TNCN theo lương NET:

– Lương NET là lương thuần, lương sau thuế hay còn gọi là thu nhập thực nhận không bao gồm thuế TNCN và BHXH, BHYT, BHTN…DN sẽ chịu toàn bộ những chí phí thuế TNCN, BHXH, BHYT, BHTN đó và nộp thay cho người lao động.

Ví dụ 1: Kế toán VPTax ký hợp đồng lao động với Nhân viên A theo Lương NET với mức lương là 5.000.000/tháng
-> Như vậy hàng tháng Nhân viên A sẽ nhận được thực tế là 5tr (Còn các khoản BHXH, BHYT, BHTN … Công ty sẽ nộp và nếu phát sinh thuế TNCN cũng sẽ do Công ty nộp).

———————————————————

 
Trước khi tính thuế TNCN theo lương NET bạn phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo bảng quy đổi sau:

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1 Điều 14 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

“4. Quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:”

 

BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)

 

Stt

Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
(viết tắt là TNQĐ)

Thu nhập tính thuế

1

Đến 4,75 triệu đồng (trđ)

TNQĐ/0,95

2

Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ

(TNQĐ – 0, 25 trđ)/0,9

3

Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ

(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

4

Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ

(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8

5

Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ

(TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75

6

Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ

(TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7

7

Trên 61,85 trđ

(TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65

(Trích Phụ lục 02/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính)

 ———————————————————

a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập

thực nhận

(

không bao gồm thu nhập được miễn thuế

) cộng (+)

các khoản lợi ích

do người sử dụng lao động

trả thay

cho người lao động (nếu có) trừ (-)

các khoản giảm trừ

.
    Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”.
    Trường hợp trong các khoản

trả thay

có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng

không vượt quá 15%

tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (

chưa bao gồm tiền thuê nhà thực tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có

)).
 

Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:


 

Thu nhập làm căn cứ quy đổi

=

Thu nhập thực nhận

+

Các khoản DN trả thay

Các khoản giảm trừ

Trong đó:


 

Thu nhập thực nhận

: Là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.
 

Các khoản trả thay

: Là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
 

– Các khoản giảm trừ bao gồm

: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.”

 —————————————————————-

 

Ví dụ 2: Theo hợp đồng lao động ký giữa Ông Mạnh và Công ty Kế toán VPTax thì Ông Mạnh được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng.
– Ngoài tiền lương Ông Mạnh được công ty trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng.
– Ông Mạnh phải đóng bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) là 1,5 triệu đồng/tháng.
-> Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông Mạnh.
– Trong năm Ông Mạnh chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Cách tính thuế TNCN theo lương NET của Ông Mạnh như sau:

– Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN bên trên) là:

4

Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ

(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8

= (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 =

25,4375 triệu đồng

-> Thuế thu nhập cá nhân Ông Mạnh phải nộp:

(áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN)

là:

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT –

1,65 trđ

 

= 25,4375 triệu đồng × 20% – 1,65 triệu đồng =

3,4375 triệu đồng

 

Chi tiết: Cách xác định các khoản giảm trừ, trả thay tiền thuê nhà, cách tính thuế TNCN theo Phụ lục 01/PL-TNCN …

Các bạn xem tại đây nhé:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

———————————————————–

 

Ví dụ 3: Giả sử ông Mạnh tại ví dụ 2 nêu trên còn được công ty trả thay tiền thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng.

Cách tính thuế Thu nhập các nhân theo lương Net của Ông Mạnh như sau:

Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi

– Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 22 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:

4

Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ

(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8

= (22 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng

– Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

= 25,4375 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng =

35,9375 tr đồng/tháng

– 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):

= 35,9375 triệu đồng ×

15%

= 5,390 triệu đồng/tháng

-> Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,390 triệu đồng/tháng

Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế

– Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:

= 31,5 tr đồng + 1 tr đồng + 5,390 tr đồng – (9 tr đồng + 1,5 tr đồng)
=

27,39 triệu đồng/tháng

– Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):

5

Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ

(TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75

= (27,39 triệu đồng – 3,25 triệu đồng)/0,75 = 32,187 triệu đồng/tháng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:

(áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN)

 là:

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 

3,25 trđ

= 32,187 triệu đồng × 25% – 3,25 triệu đồng =

4,797 triệu đồng/tháng

Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông Mạnh là:

= 31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,390 triệu đồng + 4,797 triệu đồng
=

42,687 triệu đồng/tháng

Hoặc xác định theo cách:

= 32,187 triệu đồng + 9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 42,687 triệu đồng/tháng.

Cách lập Tờ khai thuế TNCN theo quý

Xem thêm:

————————————————————-

2. Cách quyết toán thuế TNCN theo lương NET:

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

 

“b) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi.
    Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.”

Theo Công văn 2204/TCT-TNCN ngày 25/5/2017 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế TP Hà Nội quy định:

“Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế thành phố Hà Nội:
    – Công ty tính thu nhập có thuế từng tháng trên cơ sở quy đổi thu nhập chưa có thuế từng tháng, cuối năm cộng vào để xác định thu nhập tính thuế cả năm.”

————————————————————

 

Ví dụ 4: Giả sử Ông Mạnh tại ví dụ 3 nêu trên, ngoài thu nhập tại công ty Kế toán VPTax, từ tháng 01/2019 đến tháng 5/2019 ông còn có hợp đồng nhận thu nhập tại công ty Y là 12 triệu đồng/tháng. Công ty Y cũng trả thay thuế thu nhập cá nhân cho Ông Mạnh.

Quyết toán thuế thu nhập cá nhân của ông Mạnh năm 2019 như sau:

– Tại công ty Kế toán VPTax, thu nhập chịu thuế năm của ông Mạnh là:

= 42,687 triệu đồng x 12 tháng =

512,244 triệu đồng

– Tại công ty Y:
+ Thu nhập tính thuế hàng tháng (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):

3

Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ

(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85

= (12 triệu đồng – 0,75 triệu đồng)/0,85 = 13,235 triệu đồng

+ Thu nhập chịu thuế năm tại công ty Y:

= 13,235 triệu đồng x 5 tháng = 66,175 triệu đồng
—————————————————

– Tổng thu nhập chịu thuế của ông Mạnh năm 2019:

= 512,244 triệu đồng + 66, 175 triệu đồng = 578,419 triệu đồng

 

– Thu nhập tính thuế tháng:

= (578,419 triệu đồng : 12 tháng) – (9 triệu đồng + 1,5 triệu đồng)
= 37,702 triệu đồng

– Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong năm:

(áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN)

 là:

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 

3,25 trđ

= (37,702 triệu đồng × 25% – 3,25 triệu đồng) × 12 tháng
= 74,105 triệu đồng.

 

Xem thêm:

Cách lập Tờ khai Quyết toán thuế TNCN 05QTT

 ————————————————————————————

 

Kế toán VPTax chúc các bạn làm tốt công việc kế toán!

__________________________________________________