CÂU HỎI ĐUÔI VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Bài tập Tag Question thường xuất hiện trong những kỳ thi Toeic hoặc gặp trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày tương đối “khó nhằn” vì chúng có rất nhiều trường hợp đặc biệt, ngoại trừ cần phải ghi nhớ. Nhưng cũng chính sự lắt léo, hay ho đó mà khi hiểu về chủ điểm ngữ pháp này rồi, mọi thứ dễ như trở bàn tay. Hãy cùng English Town trở thành “tag thủ” chân chính trong tiếng Anh, cũng là đạt điểm cao trong mọi bài tập, kỳ thi và phản xạ tốt khi giao tiếp nhé.

1. Lý thuyết về câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi (tag question) là một dạng câu hỏi ngắn đằng sau một câu trần thuật, câu trả lời dạng yes/no nhưng mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Câu hỏi đuôi rất hay được sử dụng trong tiếng Anh, nhất là các phần thi học thuật. Tag question thường có kết cấu 2 phần, phân cách nhau bởi dấu phẩy. Phần trước dấu phẩy là mệnh đề hoàn chỉnh, còn vế sau là dạng nghi vấn, hay còn gọi là “đuôi”. Câu hỏi đuôi thường được đặt ra để tìm kiếm sự xác nhận thông tin đề cập ở mệnh đề trước đúng hay sai. Có thể đưa ra một ví dụ cụ thế như sau:

He is handsome, isn’t he? (Anh ta đẹp trai nhỉ?)

Lan is a nurse, isn’t she? (Lan là một y tá ư?)

Cách dùng câu hỏi đuôi: hai vế đối lập nhau, nếu vế trước ở thể khẳng định thì vế sau ở thể phủ định và ngược lại. Để xác định thể phần đuôi, bạn chỉ cần dựa vào thể mệnh đề chính.

Đối với động từ thường

Đối với động từ đặc biệt

Đối với động từ khuyết thiếu

– Câu giới thiệu khẳng định, câu hỏi đuôi phủ định.

S + V/V2…, don’t/doesn’t/didn’t + S?

Ex: She is worry, isn’t she?

– Câu giới thiệu phủ định, câu hỏi đuôi khẳng định

S + do/does/did + not + V…, do/does/did + S?

Ex: He didn’t come here, did he?

– Câu giới thiệu khẳng định, câu hỏi đuôi phủ định.

S + special verb (SV)…, SV + not + S?

Ex: You are a student, aren’t you?

– Câu giới thiệu phủ định, câu hỏi đuôi khẳng định

S + special verb (SV)+ not…, SV  + S?

Ex: You aren’t a student, are you?

– Câu giới thiệu khẳng định, câu hỏi đuôi phủ định.

S + modal verb (MV)…, MV + not + S?

Ex: He can speak English, can’t he?

– Câu giới thiệu phủ định, câu hỏi đuôi khẳng định

S + modal verb (MV) + not…, MV + S?

Ex: You aren’t a student, are you?

Trong các trường hợp câu hỏi đuôi kể trên, bạn cần phân tích kỹ hơn khi áp dụng vào từng thì:

– Hiện tại đơn với “to be”, ví dụ: He is handsome, isn’t he?

– Hiện tại đơn với động từ thường sẽ mượn trợ động từ “do” hoặc “does” tùy theo chủ ngữ, ví dụ: She loves you, doesn’t she?

– Thì quá khứ đơn với động từ thường sẽ mượn trợ động từ “did”, quá khứ đơn với “to be” – “was” hoặc “were, ví dụ: She didn’t visit there, did she?/ He was friendly, wasn’t he?  

Câu hỏi đuôi thường xuất hiện trong học thuật

– Thì hiện tại hoàn thành hoặc hiện tại hoàn thành tiếp diễn sẽ mượn trợ động từ “have” hoặc “has” tùy theo chủ ngữ, ví dụ: The rain has stopped, hasn’t it?

– Thì quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành tiếp diễn sẽ mượn trợ động từ “had”, ví dụ:  He hadn’t met you before, had he?

– Thì tương lai đơn sẽ mượn trợ động từ “will”, ví dụ: It will rain, won’t it?

Một lưu ý để trả lời các câu hỏi đuôi là chú ý tới ý nghĩa của “yes và no” trong câu trả lời đối với câu hỏi phủ định.

Ví dụ: You’re not going out today, are you? (Hôm nay bạn không đi chơi phải không?)

– Yes/Yes, I am going out.  (Có/Có, tôi có đi chơi).

– No/ No, I am not going out. (Không/Không, tôi không đi chơi).

2. Một số trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi

Bên cạnh những điều cơ bản, tag question còn có nhiều trường hợp đặc biệt mà nếu không cẩn trọng, người học dễ dàng bị nhầm lẫn.

1. Trong mệnh đề trước dấu phẩy có các từ phủ định: seldom, hardly, scarcely, barely, never, no, none, neither, thì câu hỏi đuôi với ở dạng KHẲNG ĐỊNH.

Ví dụ: John seldom goes to church, does he?

2. Chủ ngữ là các đại từ anyone, anybody, no one, nobody, someone, somebody, everyone, everybody, none of, neither of, thì câu hỏi đuôi phải có THEY.

Ví dụ: Neither of them complained, did they?

3. Chủ ngữ là nothing, anything, something, everything, that, this, thì câu hỏi đuôi phải có IT

Ví dụ: Nothing is impossible, is it?

4. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: used to V, thì câu hỏi đuôi là: DIDN’T + S

Ví dụ: They used to travel so much, didn’t they?

5. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: had better + V, thì câu hỏi đuôi là: HADN’T + S

Ví dụ: I had better tell her the truth, hadn’t I?

6. Mệnh đề trước dấu phẩy có cấu trúc: would rather + V, thì câu hỏi đuôi là: WOULDN’T + S

Ví dụ: He would rather go now, wouldn’t he?

7. Mệnh đề trước dấu phẩy có dạng I am, thì câu hỏi đuôi là AREN’T I

Ví dụ: I am one of your true friends, aren’t I?

8. Mệnh đề trước dấu phẩy là cấu trúc wish – I WISH, thì câu hỏi đuôi là MAY I

Ví dụ: I wish to study English, may I ?

9. Chủ từ là ONE, thì dùng you hoặc one

Ví dụ: One can be one’s master, can’t you/one?

10. Câu cảm thán:

Lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, câu hỏi đuôi dùng is, am, are

Ví dụ: What a beautiful dress, isn’t it?

11. Mệnh đề trước dấu phẩy có must, thì:

– Nếu must chỉ sự cần thiết: dùng needn’t

Ví dụ: They must study hard, needn’t they?

– Nếu must chỉ sự cấm đoán: dùng must

Ví dụ: You mustn’t come late, must you ?

– Nếu must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: dựa vào động từ theo sau must.

Ví dụ: He must be a very intelligent student, isn’t he?

– Nếu must chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức must have + p.p): dùng have/has trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: You must have stolen my bike, haven’t you?

– Nếu must chỉ sự dự đoán ở quá khứ, kèm theo trạng từ chỉ thời gian quá khứ (trong công thức must have + p.p): dùng did trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: You must have stolen my bike yesterday, didn’t you?

12. LET đầu câu:

–  Let trong câu rủ (let’s ): dùng shall we

Ví dụ: Let’s go out, shall we?

– Let trong câu xin phép (let us/let me): dùng will you

Ví dụ: Let us use the telephone, will you?

– Let trong câu đề nghị giúp người khác: dùng may I

Ví dụ: Let me help you do it, may I ?

13. Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel that + mệnh đề phụ thì lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi. Nếu mệnh đề chính có “not” thì vẫn tính như ở mệnh đề phụ.

Ví dụ: I think he will come here, won’t he?

I don’t believe Jean can do it, can she?

Như vậy, câu hỏi đuôi trên thực tế không hề đơn giản như nhiều người vẫn hay truyền tai nhau. Cấu trúc ngữ pháp này chú trọng vào từng điểm riêng của mỗi câu nên người học cần nhớ rõ, nắm chắc từng kiến thức để đảm bảo tốt nhất hệ thống ngữ pháp tiếng Anh của mình.

3. Bài tập câu hỏi đuôi

Thành thục hơn với ngữ pháp, bạn cần phải làm nhiều bài tập. Dưới đây là một số câu hỏi cho dạng bài tập câu hỏi đuôi có đáp án, luyện tập tiếng Anh sẽ hữu ích cho bài ôn lại các kiến thức từ nãy đến giờ đấy!

  1. She is collecting stamps,…?

  2. We often watch TV in the evening,…?

  3. You have cleaned your bicycle,…?

  4. John and Max don’t like history,…?

  5. Peter played football yesterday,…?

  6. They are going home from the park,…?

  7. Jane didn’t do her homework last Tuesday,…?

  8. He could have bought a new bike,…?

  9. Klara will come tonight,…?

  10. I’m fat,…?

Một số bài tập câu hỏi đuôi

Đáp án

  1. isn’t she

  2. don’t we

  3. haven’t you

  4. do they

  5. didn’t he

  6. aren’t they

  7. did she

  8. couldn’t he

  9. won’t he

  10. aren’t I

Bên cạnh việc luyện học ngữ pháp tiếng Anh tại nhà thông qua nguồn tài liệu phong phú trên các kênh website uy tín, app học tiếng Anh thông minh hay Youtube, bạn có thể chọn việc đi học trung tâm để được đào tạo hơn. Bởi lẽ việc tự học rất khó, bạn chưa thể quản lý thời gian của mình, chưa tìm ra cách học hiệu quả và nhất là thiếu năng khiếu ngoại ngữ. Việc đến English Town, bạn sẽ được giải thích điểm ngữ pháp khó hiểu ngoài bài tập về câu hỏi đuôi, sẽ có người hỗ trợ bạn hiểu các vấn đề cốt lõi trong ngữ pháp. Điều này thì trung tâm tiếng Anh English Town tự tin sẽ có thể giúp bạn.

Không gian học lý tưởng tại English Town

Đến với trung tâm, bạn không chỉ được trải nghiệm môi trường 100% tiếng Anh mà còn được thỏa sức học với 16 khung giờ linh động mỗi ngày (kể cả giờ nghỉ trưa). Bạn cũng có thể hoàn toàn an tâm trong khuôn khổ học đi đôi với hành vì các lớp học được lên giáo trình bài bản, mục tiêu khóa gắn với sức học và mục đích của học viên. Trong đó, trung tâm cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa thực tế hay các buổi học thú vị, góp phần kích thích hứng thú học tập ở mỗi người.