Công thức cắt may đồ bộ đơn giản cho người mới học

Hiện nay trên thị trường, giá một bộ đồ mặc ở nhà dành cho nữ thường giao động từ 200.000 – 500.000 đồng. Do vậy, nhiều chị em thường lựa chọn việc tự học may để thách thức khả năng cũng như sự khéo léo của bản thân. Kỹ thuật may đồ bộ không quá phức tạp nên bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà chỉ với một chiếc máy may gia đình. Nếu bạn đang băn khoăn không biết công thức cắt may đồ bộ cơ bản. Hãy cùng t4t.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây. 

Các loại vải thông dụng để may đồ bộ nữ

Vải thun

Trong thế giới thời trang, chất liệu vải là yếu tố quyết định đến 70% giá trị sản phẩm. Trong đó, vải thun (cotton) là lựa chọn của đa số sản phẩm quần áo hiện nay. Với ưu điểm nổi bật như: khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, độ bền cao, mềm mại, ít nhăn và dễ nhuộm màu nên được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, loại vải này được pha trộn giữa thành phần tự nhiên và hóa học nên cho mức giá thành hợp lý. 

Vải Tole

Loại vải được làm từ sợi lanh được ưa chuộng trong những khu vực có thời tiết nắng nóng. Vải được làm từ thành phần thiên nhiên ít nhăn, dễ bảo quản, thoáng mát và chịu ẩm tốt. 

Ak8k1gKq6mBDAQiuhlPsxqHZJynO1OGQHIFgxQ8dIydXIXk6gGxQxCe N7Qxph n1UfU29IBJ3plVbIK1J7zfQk010Egl bqN9hDdZEMUAxWCHTh8lhS

Vải Đũi

Hiểu đơn giản thì đây là một loại lụa tơ tằm được dệt từ sợi lanh và được nhuộm bằng trái mặc nưa. Tên tiếng Anh của loại vải này là Linen với chất liệu mềm mịn, tự nhiên và tạo cảm giác thoải mái khi mặc. 

Vải Phi Lụa

Loại vải có độ co giãn trung bình được sử dụng rộng rãi trong thị trường thời trang. Không chỉ có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, loại vải còn được yêu thích bởi khả năng giữ ấm cơ thể tốt trong những ngày se lạnh. Vải thường có độ óng ánh tự nhiên khi được ánh nắng chiếu vào. 

Công thức cắt may đồ bộ cơ bản 

Đồ bộ mặc ở nhà thường đơn giản và không cần may cầu kỳ. Tuy nhiên, người may cần chú ý đo kích thước sao cho vừa vặn để đem đến sự thoải mái khi mặc. 

Cách đo:

– Chiều dài quần: Đo từ ngang eo xuống gót chân (95cm)

– Kích thước vòng eo: Đo vừa sát quanh eo (88cm)

– Vòng mông: Đo từ chỗ nở nhất của mông (70cm)

– Hạ gối: Dùng day cat may do bo đo từ eo xuống ngang đầu gối (55cm)

– Độ rộng gối: Đo quanh vòng gối và tăng thêm độ rộng sao cho thoải mái (38cm)

– Độ rộng ống quần: Tùy thích (20cm)

Bản vẽ chi tiết và công thức may đồ bộ: 

Chuẩn bị: 

– Chọn loại vải yêu thích

– Thước dây, thước gỗ, giấy vẽ, máy may

– Chọn loại chỉ phù hợp với vải 

Thực hiện vẽ: 

– Gấp hai biên vải trùng nhau (chú ý mặt trái của tấm vải hướng ra bên ngoài). Đồng thời, để đầu vải hướng về tay phái, biên vải quay về phía người cắt. 

– Dùng bút vẽ đường sát mép biên vải (B1). Tiếp tục từ đường vẽ đo vào 3cm làm đường may (BB1). 

– Chừa 2cm làm đường may tính từ biên vải.

– Tiếp tục đo độ dài quần là AB = 95cm từ được B và vẽ đường phấn A

– Vẽ đường A1 cách A là 3cm để làm đường may thun. 

– Từ A ta hạ gối 55cm được đường D song song với A. 

Bản vẽ chi tiết:

Nếu vẽ trực tiếp lên vải, ta chừa vào trước 2cm để làm đường may. Sau đó xác định điểm C như hình. 

– Từ đường vẽ C ta đo qua mông và có đường CC1 = (M/4+10) – 4 = (88/4 + 10) – 4= 28cm.

-Từ đường C1 vào 3cm ( vào đáy), ta được đường C1C2

Vẽ đường chính trung: 

-Từ đường CC2, chia đôi ta có đường CC3 = C2C3 = 12.5cm

-Từ đường C3 kẻ đường thẳng song song và cách đều đường AB

Vẽ đường ngang eo:

– Ta có đường AA3= CC2 – 2cm

– Từ đường A thụt vào 2cm (có thể không giảm)

– Thực hiện nối A4C, sau đó đánh cong 0.5cm

– Nối đường A3C2 ta được đáy. 

Vẽ ngang gối, ngang ống

– Đường ngang gối DD2 = 38/2=19cm. Tiếp tục vẽ đường DD3 = D3D2

– Đường ngang ống BB2 = 40/2 = 20cm. Vẽ đường BB3 = B3B2 (Bạn có thể tùy chỉnh độ dài ống tùy theo cân nặng)

Vậy là chỉ cần nối các điểm trên hình vẽ, ta đã có được hình một chiếc quần hoàn chỉnh. Công việc của bạn giờ đây chỉ là đo và cắt may theo đúng kích thước mà thôi. 

88 ftndJgLnUQEm9Okxhr0ERR6DWkOQNepMOzasFKec1Iag5SNtut2kTWmt1OC622 Q9lTRloCE99cNeBi3wffTpZHy xbJWjphwHEHDLA2R7fScU91oA7yvNSkn7RA sGzl9Kly

Công thức may đồ bộ

Tiếp theo đến phần áo. 

– Thực hiện đo từ nếp gấp vào biên khoảng M/4+3+2=88/4+3+2=27cm.

– Tiếp tục vẽ các đường 1, 2,3, 4,5,6 như hình

– Đặt nếp gấp sao cho quay vào trong phía người cắt. Từ đường ai áo, vẽ đường ngang và xác định điểm A1. 

– Đường may lên lai áo sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của người may (bạn có thể tùy chọn lên bao nhiêu). 

-Từ đường số 2 đo lên dài áo = AB = 60cm.

– Đường chồm vai = BC = 4cm

– Phần ngang vai = CC1 = 19cm (Tùy vào sát nách hay may dún mà bạn có thể thay đổi kích thước tùy ý)

– Vẽ đường C1C2=3cm (có thể thay đổi tùy vào độ rộng của vai)

– Đường hạ nách = C2D2 = 19cm

– Hạ eo = đường CE = 36cm

– Vào cổ = đường CC3 = 9 – 10cm (có thể tùy chỉnh thao cổ nhỏ hay lớn)

– Hạ cổ = đường CC4 = 4 – 9cm (có thể tùy chỉnh theo độ sâu hay nông)

– Ngang ngực đường DD3 = N/4 = 84/4= 21 cm

– Ngang eo (đường EE1 = DD3 – 1 = 20cm)

– Ngang mông (đường AA2 = M/4 + 3 cử động). Đối với áo ngắn sẽ cử động ít và áo dài cử động nhiều. Thường từ 2 – 4cm. 

Thực hiện vẽ pen áo

Một trong những khâu không thể thiếu trong công thức cắt may đồ bộ chính là phần pen áo. Bạn nên cắt thân sau rồi mới vẽ. Nếu muốn áo mặc ôm hơn mà không may pen, bạn cần trừ thêm EE1 = DD3 – 2

Tiếp theo, từ nếp gấp đôi bạn đo vào khoảng 8,5cm. Tiếp tục kẻ đường thẳng song song với nếp gấp đôi và xác định đường may pen. 

Phần thân trước (đối với cổ trái tim)

Lưu ý hai thân áo chỉ khác nhau một vài chi tiết như: nách, hạ cổ, sa vạt, đầu pen. Bạn chỉ cần đặt thân áo lên giấy báo và thực hiện sang dấu lên giấy báo là xong. 

m5yRlgJDZsGhB vnL6t3Xk6cI5jGORR82ihCOlqRne3aZ0mYsy0zbijBlYQhgflXLMwrqaVioyxypnajPfLvJi8L82fkUtMNfs2Xs 3UiSb4idcmdCbH0OPQ5vyhCDYdEzJEZjU

Phần vai áo:

– Vai thân sau phải bằng vai thân trước. Thực hiện đo từ vai thân sau xuống 2cm.

Vẽ cổ áo:

– Phần vào cổ phải bằng thân trước

– Hạ cổ: Từ phần đầu vai đo xéo đến mép vải gấp đôi, xéo khoảng 18 – 19cm (Tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng). 

Vẽ nách áo:

– Phần nách áo thân trước thường sẽ khoét sâu hơn thân sau.

Vẽ lai áo (mỗi dáng người sẽ có sa vạt nhiều hay ít)

– Người bình thường: Sa vạt 1cm

– Người bụng to hoặc ưỡn ngực: Sa vạt 2cm

– Người lưng gù hay lưng tôm: sa vạt thường nằm ở thân sau từ 1 – 2cm .

– Bạn có thể tùy chỉnh từng mẫu thiết kế khác nhau dựa theo rập này. 

Đối với tay áo, bạn có thể vẽ tay dài hay tay ngắn tùy thích. 

Trên đây là những chia sẻ của t4t.vn về công thức cắt may đồ bộ đơn giản. Hi vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho người đọc. Nếu bạn có nhu cầu tìm trung tâm dạy may đồ bộ chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Là một trong những đơn vị dạy cắt may trang phục số 1 Hà Thành, chúng tôi sẽ giúp bạn trở thành một người thợ may giỏi. Mọi thông tin tham khảo thêm tại website: http://t4t.vn/

>>> XEM THÊM: BẢNG GIÁ CHI TIẾT DỊCH VỤ