DASH coin là gì? Review ưu nhược điểm & có nên đầu tư không?

Là một dự án được xây dựng dựa vào codebase của Bitcoin, do Evan Duffield khởi sướng bắt đầu từ năm 2014. Sau 2 lần đổi tên là Xcoin và Darkcoin thì vào năm 2015, đồng tiền ảo này chính thức đổi thành DASH và duy trì tên gọi này cho tới hiện nay. Vậy DASH coin là gì, mục đích của việc tạo ra DASH cũng như những sự khác nhau giữa DASH và BTC như thế nào thì bạn hãy xem thông tin ngay sau đây.

DASH coin là gì?

DASH coin là gì? Có nên đầu tư hay không?

Khái niệm DASH Network, Dash coin là gì

DASH là một loại tiền kỹ thuật số cho phép bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu trên thế giới thực hiện thanh toán nhanh chóng, dễ dàng với chi phí rẻ vào bất kỳ lúc nào mà không cần thông qua thẻ tín dụng, tiền mặt hay Paypal. Dựa trên một mạng ngang hàng phi tập trung và được bảo mật bằng mật mã mạnh, DASH cung cấp một phương thức thanh toán an toàn và thân thiện với người dùng mà không có rào cản. Dash là loại tiền kỹ thuật số di động, rẻ tiền, có thể phân chia và nhanh chóng cho cả Internet và cuộc sống hàng ngày.

DASH được ghép từ Digital và Cash.

Trên thực tế, DASH là một fork của Litecoin còn Litecoin thì lại là một fork của Bitcoin nên 3 đồng tiền ảo này có kỹ thuật cơ bản khá giống nhau. Chỉ có điều vì DASH được tạo ra sau nên nó đã biết kế thừa và phát triển những tính năng nổi trội từ 2 dự án trước đó.

Xem thêm: Bitcoin là gì?Litecoin là gì?

Dash tồn tại một cách hiệu quả như hai thực thể riêng biệt có liên quan với nhau.

  • Dash Network

    là nền tảng blockchain tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các giao dịch tài chính.

  • DASH coin

    là tiền tệ kỹ thuật số cung cấp năng lượng cho Dash Network

Có hai ý tưởng chính đằng sau việc tạo ra Dash.

  • Dash được tạo ra để giải quyết vấn đề về

    khả năng mở rộng,

    chi phí giao dịch

    tốc độ xử lý

    của Bitcoin. Dash tạo điều kiện cho việc gửi và nhận tiền nhanh hơn với chi phí rẻ hơn.

  • Dash cũng được tạo ra để

    cung cấp quyền riêng tư

    trong quá trình giao dịch vì các blockchain có một sổ cái công khai được mở cho công chúng. Đây là lý do chính tại sao Dash bắt đầu với tên gọi XCoin vào tháng 1 năm 2014 và sau đó đổi thương hiệu thành Darkcoin vào tháng 2 năm 2014. Cuối cùng phải đổi tên thành DASH vào tháng 3 năm 2015 sau khi một số hoạt động bất hợp pháp được tạo điều kiện thông qua đồng tiền điện tử này.

Thông tin cơ bản của DASH coin:

Khuyến nghị cuốn sách sẽ thay đổi cuộc đời bạn – Bởi Hoài Phong: Sách Cộng+

  • Blockchain: DASH
  • Nguồn cung tối đa: 18.900.000
  • Nguồn cung đang lưu hành:

    10,855,808

  • Giá DASH coin hiện tại:

    $

    55.15

Ai là người tạo ra DASH?

Người sáng lập ra DASH là Evan Duffield – một nhà phát triển phần mềm đã từng làm việc tại rất nhiều công ty như Warped AI, iAcquire, Wells Fargo và Verizon Wireless. Anh cũng được biết đến là một chuyên gia phân tích dữ liệu và còn sở hữu chứng nhận Series 65 về lĩnh vực tài chính.

DASH được Evan Duffield tạo ra từ năm 2014, tuy nhiên sau đó vào năm 2017 thì anh đã từ chức CEO của dự án này và nhường lại cho Ryan Taylor.

Hiện tại, DASH được vận hành bởi Dash Core Group, Inc. (DCG) – là một trong những tổ chức làm việc cho Dash Network. Hàng tháng, nhóm này sẽ được tài trợ trực tiếp từ blockchain nếu được mạng chấp thuận.

So sánh sự khác nhau cơ bản giữa Dash, Bitcoin và Litecoin

Đặc điểm so sánh

DASH

LITECOIN

BITCOIN

Năm phát hành

2014

2011

2009

Tổng nguồn cung

18.900.000

84.000.000

21.000.000

Thuật toán đồng thuận

POW/POS

POW

POW

Tốc độ giao dịch /

Thời gian tạo khối

2,5 phút

2,5 phút

10 phút

Token

DASH

LTC

BTC

Giá hiện tại

$ 55.15

$ 63.12

$ 24,133.47

Vốn hóa

$ 597.97 M

$ 4.47 B

$ 461.19 B

Xếp hạng vốn hóa

89

22

1

=> Về công nghệ thì DASH đang nổi bật hơn so với Litecoin và Bitcoin nhưng so về giá, vốn hóa và sự quan tâm của nhà đầu tư thì Bitcoin lại vượt trội hơn hẳn, sau đó đến Litecoin và cuối cùng mới là DASH.

Những tính năng nổi bật nhất của DASH coin là gì?

Để phát triển DASH với mục đích thay thế cho các phương tiện thanh toán truyền thống cũng như cải tiến những vấn đề mà Bitcoin đang gặp phải thì DASH sở hữu những tính năng sau:

1. Masternode (quản trị, lưu trữ, xử lý giao dịch)

Masternode được phát minh như một tính năng độc đáo của mạng Dash và tạo thành một lớp thứ hai được sử dụng để đảm bảo blockchain luôn sẵn sàng cho tất cả những người tham gia mạng. Masternodes cũng thực hiện một số chức năng khác liên quan đến sức khỏe và hiệu quả của mạng, chẳng hạn như quản trị, lưu trữ an toàn dữ liệu người dùng, xử lý giao dịch cho ví nhẹ và tạo điều kiện cho các giao dịch tức thì và riêng tư.

Cập nhật phân tích & tin quan trọng nhất qua kênh Telegram

2. InstantSend (Tốc độ xử lý)

Dash là loại tiền kỹ thuật số đầu tiên cung cấp các giao dịch tức thì an toàn dựa trên mạng masternode. Không giống như các blockchain thông thường, nơi cần phải đợi xác nhận giao dịch trong một khối, Dash sử dụng mạng lưới các masternode để xác nhận rằng các khoản tiền được chỉ định trong giao dịch chưa được chi tiêu và sau đó khóa chúng trong vòng 1-2 giây để chúng không thể được chi tiêu một lần nữa cho đến khi giao dịch hoàn tất. Bất kỳ giao dịch nào cố gắng sử dụng cùng một số tiền sẽ bị mạng từ chối, ngay cả trong trường hợp bị tấn công 51%.

3. Mnemonic seed (Bảo mật)

Mnemonic seed là một tập hợp 12 hoặc 24 từ đại diện cho một chuỗi khóa mật mã cụ thể kiểm soát số dư Dash của bạn. Vì chi tiêu Dash liên quan đến việc ký kết tạo các giao dịch, nên việc mất hoặc đưa Mnemonic seed của bạn cho người khác cũng giống như việc bạn mất hoặc cho đi Dash. Tuy nhiên, vì Mnemonic seed chỉ được sử dụng khi tạo hoặc khôi phục ví nên nó có thể được sử dụng để khôi phục quyền truy cập vào Dash nếu điện thoại hoặc máy tính xách tay của bạn bị đánh cắp. Đây là một lợi thế quan trọng so với tiền mặt truyền thống trong ví của bạn, ví dụ, nó sẽ bị mất vĩnh viễn nếu bị đánh cắp.

4. PrivateSend (Tính riêng tư)

Được sử dụng cho các mục đích hợp pháp và thường được yêu cầu để đạt được quyền riêng tư cá nhân hoặc thương mại cho các giao dịch nhạy cảm.

Tuy nhiên tính năng này từng là nguyên nhân khiến DASH phải thay đổi tên 2 lần vì đã có một số hoạt động bất hợp pháp được tạo điều kiện thông qua PrivateSend.

Đối thủ cạnh tranh với DASH là gì?

Với mục đích phát triển DASH để thay thế các phương tiện thanh toán truyền thống nên đồng DASH coin có khá nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ cả thị trường tiền ảo lẫn thẻ tín dụng, tiền Fiat:

  • Level 1: DASH phải cạnh tranh với LitecoinBitcoin Cash

  • Level 2: DASH cũng cạnh tranh trực tiếp với Visa, Mastercard, Paypal, Amex, Apple pay…

  • Level 3: DASH còn phải đối mặt với các đồng tiền điện tử có tính năng riêng tư khác như Monero và ZCash.

  • Level 4: DASH cạnh tranh trực tiếp với tiền mặt như USD, EUR, nhân dân tệ, Yên Nhật,…

=> Có quá nhiều sự cạnh tranh mà DASH phải đối mặt, nếu muốn trở thành một phương thức thanh toán thay thế được sử dụng rộng rãi thì DASH phải có thêm tính năng vượt trội mà người ta sẵn sàng bỏ cái cũ để theo cách mà DASH tạo ra.

Diễn biến giá của DASH coin như thế nào?

Bạn hãy xem biểu đồ diễn biến giá cả của đồng DASH trong 1 năm gần nhất dưới đây:

Để xem diễn biến đồng DASH theo ngày bạn chọn 1D, theo tuần bạn chọn 1W, theo tháng bạn chọn 1M, 3M, 6M còn từ lúc bắt đầu gia nhập thị trường tới giờ thì bạn chọn ALL.

+ 2014: Từ biểu đồ này chúng ta có thể thấy khi mới gia nhập thị trường tiền ảo thì giá của DASH khoảng 10$

+ Giai đoạn 2015 – 2016: giá của DASH coin vẫn chỉ quanh quẩn mức 10 USD và không có gì tiến triển

+ Năm 2017 là 1 năm làm lên lịch sử khi có lúc DASH đã tăng giá lên trên mức 1500 USD khi nó trở thành một phương tiện thanh toán kỹ thuật số được một số thương hiệu của Mỹ chấp nhận làm phương tiện thanh toán.

+ Năm 2018: sau khi đạt đỉnh ở mức trên 1500 USD thì đến cuối năm 2018 giá DASH chỉ còn khoảng gần 80 USD do sự đàn áp tiền điện tử của một số quốc gia như Nhật Bản khiến cả thị trường tiền điện tử đi xuống chứ không chỉ riêng DASH.

+ Năm 2019 tiếp tục là một năm giảm giá của DASH khi chỉ còn khoảng 40 USD

+ Sang năm 2020, đầu năm DASH đã tăng giá lên trên 130 USD, sau đó thì giảm dần và duy trì ở mức 60 – 70 USD

+ Năm 2021 là một năm đầy biến động với DASH khi giá Bitcoin bùng nổ và kéo theo cả thị trường tiền ảo cũng tăng theo ở giai đoạn tháng 5, giá DASH lúc đó có khi lên trên 450 USD, sau đó lại chạm đáy ở khoảng tháng 7 xuống khoảng 110 USD và tăng trở lại vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 ở mức 270 USD.

+ Giá DASH hiện tại$ 55.15

=> Giá của DASH coin nếu xét về lâu dài thì vẫn có sự tăng giá nhất định tuy nhiên rủi ro khi đầu tư vào DASH cũng khá lớn khi biến động của DASH cũng như thị trường tiền ảo rất mạnh.

Có nên đầu tư vào DASH coin hay không?

Đầu tiên phải kể những ưu điểm mà DASH coin đang sở hữu:

+ DASH mang lại sự riêng tư tốt hơn và tốc độ giao dịch cao hơn so với Bitcoin

+ Tất cả các đồng Dash bình đẳng và có thể thay thế được

+ Chi phí giao dịch rẻ hơn nhiều so với Bitcoin

+  Tiền điện tử Dash có thể tài trợ cho sự phát triển của chính nó (khi có 1 đồng DASH được khai thác thì 45% được chuyển cho các thợ đào, 45% chuyển tới Masternode còn 10% là để tài trợ cho sự vận hành của mạng DASH).

+ Mọi người trong cộng đồng tiền điện tử Dash đều có cơ hội nói lên ý kiến ​​của họ và đóng góp cho sự phát triển.

+ Nguồn cung của DASH có giới hạn nên về lâu dài sẽ làm nó trở nên khan hiếm hơn và giúp giá trị tăng lên

Sau đó là những nhược điểm mà DASH coin còn tồn tại:

+ Có những chỉ trích tiền điện tử Dash nói rằng nó không thực sự phi tập trung, bởi vì rất nhiều chức năng quan trọng được thực hiện bởi Masternodes. Nếu ai đó kiểm soát phần lớn các Masternode thì họ cũng có thể kiểm soát mạng Dash.

+ DASH cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những đồng tiền ảo được phát triển nhằm mục đích làm phương tiện thanh toán, đồng tiền phát triển với tính năng riêng tư hay các phương thức thanh toán truyền thống như visa, mastercard, paypal, tiền mặt…

+ Bị lợi dụng nhằm mục đích giao dịch bất hợp pháp và có thể bị kiểm tra của các cơ quan quản lý

+ DASH từng bị lỗi công nghệ dẫn đến việc khai thác 1,9 triệu đồng DASH coin (10% nguồn cung) trong vòng hai ngày đầu tiên.

+ Chưa có hỗ trợ cho các hợp đồng thông minh như các đồng tiền điện tử mới ra gần đây

=> DASH Coin có những ưu điểm ấn tượng nhưng cũng có nhiều mặt còn hạn chế cần phải khắc phục. Xu hướng giá của DASH về dài hạn có thể tăng do nguồn cung giảm dần hoặc dự án này tạo ra được khác biệt khiến nhiều người chú ý tới nó. Tuy nhiên thị trường tiền ảo lúc nào cũng có rủi ro nên nếu bạn muốn đầu tư thì không nên dùng quá nhiều tiền cho nó.

Mua DASH coin ở đâu, sàn nào uy tín?

Nếu muốn đầu tư vào DASH thì bạn có thể lựa chọn một trong những sàn giao dịch tiền ảo dưới đây:

Mua đồng DASH coin ở đâu, sàn nào uy tín?

Trong các sàn này thì sàn Binance là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất hiện nay mà các bạn có thể lựa chọn.

Ví lưu trữ DASH coin là gì?

Để lưu trữ token DASH, bạn có thể lựa chọn một trong các loại ví sau:

Ví lưu trữ đồng DASH coin là gì

TỔNG KẾT

:

– DASH là đồng tiền kỹ thuật số được xây dựng dựa trên codebase của Bitcoin với kỹ thuật tương tự nhưng đã biết khắc phục một số nhược điểm mà Bitcoin đang có như tốc độ xử lý chậm, phí cao và chưa có sự riêng tư.

– DASH đã trải qua 2 lần đổi tên vì nó từng bị lợi dụng nhằm mục đích giao dịch bất hợp pháp vì tính năng riêng tư.

– DASH là một fork của Litecoin còn Litecoin lại là một fork của Bitcoin, về cơ bản thì DASH và Litecoin khá giống nhau

– DASH đã từng tăng lên trên 1500 USD vào cuối năm 2017 nhưng đến cuối năm 2018 lại chỉ còn khoảng 80 USD, biến động khá mạnh khiến cho đồng tiền này có sự rủi ro cao khi đầu tư.

– DASH có sự cạnh tranh rất gay gắt đến từ thị trường tiền ảo và các phương thức thanh toán truyền thống

– Có nên đầu tư vào DASH hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào nhận định của mỗi người, nếu bạn đầu tư thì không nên đổ quá nhiều vốn vào nó.

Xem thêm một số bài viết nên đọc:

Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu về dự án DASH coin là gì cũng như ưu nhược điểm của dự án này. Nếu như bạn có câu hỏi hay điều gì muốn chia sẻ thì hãy để lại comment để chúng ta cùng nhau trao đổi.