Doanh nghiệp FDI là gì? Vai trò và đặc điểm – Taxplus

Doanh nghiệp FDI là một trong những loại hình doanh nghiệp thịnh hành tại Việt Nam hiện nay. Loại doanh nghiệp này đóng góp vai trò rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Để hiểu rõ hơn TaxPlus.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết này nhé!

Doanh nghiệp FDI là gì

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh. Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp FDI là gì

Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nguồn nước ngoài được chia thành 2 loại chủ yếu sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp có vốn 100% từ nước ngoài: Loại hình này là những doanh nghiệp có 100% số vốn từ bên nước ngoài đầu tư, không có vốn của người Việt. Người Việt vẫn hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty này, nắm giữ quyền điều hành và dưới sự giám sát của cá nhân, tổ chức là người nước ngoài rót vốn đầu tư vào đó.
  • Doanh nghiệp liên doanh: Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có định nghĩa về hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với đối tác trong nước như sau “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ”

–> Xem thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Khi nào được gọi là doanh nghiệp FDI?

Nhiều người thắc mắc không biết khi nào thì một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI? Đơn giản là khi doanh nghiệp đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, không cần phải phân biệt xem nguồn vốn đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu.

Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khá phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây được xem như một cách để đầu tư kinh doanh giống như một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó giúp đa dạng hóa các mô hình kinh doanh đã có và tối ưu hơn chi phí, lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể củng cố được vị thế của mình trên thương trường.

Với thị trường Việt Nam, hình thức đầu tư vốn từ nước ngoài này đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế – xã hội nói chung. Chúng ta tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Viễn thông, hóa chất, điện tử, khai thác dầu khí cùng những ngành cần có nhiều lao động và nguyên liệu tại Việt Nam.

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đã tạo ra được sự cạnh tranh sôi động ngay tại thị trường trong nước, từ đó thúc đẩy mỗi doanh nghiệp cần phải đổi mới về phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm & áp dụng những phương pháp kinh doanh hiện đại hơn.

Đối với nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp không hề nhỏ với sự tăng trưởng trong những năm qua.

–> Tham khảo thêm hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Các hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI

Hiện tại thị trường Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn đầu tư FDI khá đa dạng. Bạn có thể gặp rất nhiều những hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI sau đây:

No1: Doanh nghiệp có 100% vốn FDI

Đây là một trong những hình thức ít phổ biến hơn tại Việt Nam, hình thức phổ biến nhất là đầu tư theo kiểu liên doanh hợp tác với tổ chức của Việt Nam. Đây là hình thức dưới dạng 1 thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được hình thành nhằm mục đích khác của chủ đầu tư tại nước sở tại.

Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới sự điều hành quản lý của nhà đầu tư nước ngoài nhưng còn tùy thuộc vào môi trường kinh doanh của quốc gia và khu vực đó về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, độ cạnh tranh…

No2: Hình thức hợp tác liên doanh theo hợp đồng liên doanh

Hình thức tiếp theo phổ biến đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là hợp tác dưới hình thức liên doanh như đã nêu trên “Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hoặc hiệp định kí kết của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. ”

công ty fdi là gì

No3: Đầu tư FDI theo hình thức BOT – xây dựng, vận hành, chuyển giao

Đây là hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi lại vốn & có được mức lợi nhuận hợp lý. Sau đó thực hiện chuyển giao không bồi hoàn công trình đã thực hiện cho nước chủ nhà.

–> Tìm hiểu biên lợi nhuận gộp

No4: Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Hình thức tiếp theo bạn cũng có thể gặp đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài chính là Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thành lập chi nhánh tại Việt Nam, do người Việt Nam quản lý hoặc người nước ngoài làm việc tại chi nhánh đó. Đây cũng gần giống như vốn đầu tư 100% vì toàn bộ vốn của chi nhánh là của tổ chức, cá nhân là người nước ngoài.

–> TaxPlus.vn cung cấp dịch vụ mở chi nhánh công ty nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!

Đặc điểm & vai trò của Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI có những đặc điểm đặc trưng mà chúng ta có thể nhận thấy để phân biệt. Vậy đó là gì?

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

  • Thực hiện thiết lập về quyền & nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tới nơi được đầu tư.
  • Thiết lập lên quyền sở hữu & quyền quản lý với những nguồn vốn đã thực hiện đầu tư.
  • Nguồn vốn nước ngoài cũng được xem là cách để mở rộng thị trường & tổ chức đa quốc gia.
  • Có sự chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài với tổ chức được đầu tư vốn.
  • Có sự liên kết giữa các thị trường trong & ngoài nước khi có vốn đầu tư nước ngoài.

 Vai trò của doanh nghiệp FDI

  • Xây dựng mô hình doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn, trách nhiệm quản lý của người nước ngoài cũng cao hơn.
  • Nguồn vốn FDI được đảm bảo tính hiệu quả.
  • Mở rộng được quy mô khai thác, sản xuất & khai thác được lợi thế từ quy mô doanh nghiệp có nguồn lao động trẻ, dồi dào cùng nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
  • Năng suất được tăng cao, giá thành sản phẩm giảm phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
  • Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch cùng phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư vốn FDI.
  • Các chủ đầu tư FDI sẽ xây dựng được doanh nghiệp nằm trong lòng quốc gia đó & được bảo hộ.
  • Có điều kiện thuận lợi hơn trong việc khai thác nguồn vốn từ nước ngoài & lưu thông tiền tệ.
  • Tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế
  • Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh, tự động tăng chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.

fdi là viết tắt của từ gì

Lời kết

TaxPlus.vn hy vọng qua những gì mà chúng tôi chia sẻ bạn sẽ hiểu hơn về đặc điểm, vai trò & hình thức của loại hình doanh nghiệp này. Nếu cần tư vấn thêm thông tin nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo:

  • Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email: info@taxplus.vn
  • Website: https://taxplus.vn/