[ĐÚNG NHẤT] Công thức của axit panmitic

Công thức của axit panmitic

Axit Panmitic hay axit hexadecanoic trong danh pháp IUPAC, là loại axit béo bão hòa phổ biến nhất trong động vật, thực vật và vi sinh vật. Công thức hóa học của axit panmitic là C15H31COOH hay CH3(CH2)14COOH. Như tên đã thể hiện, nó là thành phần chính trong dầu từ cây cọ (dầu cọ), nhưng cũng có thể tìm thấy trong thịt, bơ và sản phẩm sữa.

Trắc nghiệm: Công thức của axit panmitic:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức của axit panmitic

Trả lời:

Đáp án đúng: C. C15H31COOH

Công thức của axit panmitic là C15H31COOH

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án C

Axit Panmitic hay axit hexadecanoic trong danh pháp IUPAC, là loại axit béo bão hòa phổ biến nhất trong động vật, thực vật và vi sinh vật. Công thức hóa học của axit panmitic là C15H31COOH hay CH3(CH2)14COOH. Như tên đã thể hiện, nó là thành phần chính trong dầu từ cây cọ (dầu cọ), nhưng cũng có thể tìm thấy trong thịt, bơ và sản phẩm sữa.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Khái niệm về chất béo

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol. 

– CTCT bình thường của chất béo:

[ĐÚNG NHẤT] Công thức của axit panmitic (ảnh 2)

2. Nguồn gốc của chất béo

Chất béo trong đời sống của chúng ta ngày nay có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau, tùy thuộc vào nguồn cung cấp chất béo là gì sẽ cho những loại chất béo có đặc tính khác nhau về tính chất hóa học, tính chất vật lý và con đường chuyển hóa riêng biệt. Những nguồn cung cấp chất béo chủ yếu có thể kể đến như:

– Chất béo có nguồn gốc động vật: Tập trung nhiều ở phủ tạng động vật và lớp mỡ dưới da của động vật. Loại chất béo có nguồn gốc từ động vật chứa nhiều acid béo bão hòa, thường không có lợi cho sức khỏe tim mạch.

– Chất béo có nguồn gốc thực vật: Là loại chất béo được chiết xuất từ các loại thực vật, chủ yếu chứa các acid béo không bão hòa (chứa 1 liên kết đôi hoặc nhiều hơn) nên thường được dùng nhiều hơn vì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên một số loại dầu thực vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật chẳng hạn như dầu cọ, dầu dừa,…

[ĐÚNG NHẤT] Công thức của axit panmitic (ảnh 3)

– Chất béo tổng hợp: Đây là loại chất béo được tổng hợp nhờ các hoạt động của con người. Loại chất béo này hay gặp trong các hoạt động sản xuất đại trà hoặc khi muốn làm tăng vị ngon, độ đẹp mắt của thức ăn. Thường không tốt cho sức khỏe.

Có thể thấy, nguồn cung cấp chất béo rất đa dạng, tùy thuộc vào nguồn cung chất béo là gì mà sẽ cho ra các loại chất béo có đặc điểm rất khác nhau.

3. Phân loại chất béo

– Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit… hầu hết chúng đều là các este phức tạp.

+ Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo, là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit.

+ Sáp: là este của monoancol cao (≥ C16) với axit béo (≥ C16).

+ Steroit là este của monoancol mà gốc hidrocacbon gồm 4 vòng có chung cạnh với axit béo.

+ Photpholipit là este của glixerol chứa 2 gốc axit béo và 1 gốc photphat hữu cơ.

4. Cấu tạo chất béo

 – Lipit là este của glixerol với các axit béo hay gọi là glixerit Hoặc C3H5(OCOR)3 (khi R1 ≡ R2 ≡ R3)

– Các axit béo trong thành phần chất béo, thường:

+ Có mạch cacbon không nhánh.

+ Tổng số nguyên tử cacbon là số chẵn (16,18,…).

– Chất béo chứa các gốc axit béo no (mỡ động vật) thường ở dạng rắn, còn chất béo chứa các gốc axit không no (dầu thực vật) ở dạng lỏng.

– Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu,…

– Chất béo động vật: Glixerit của axit no panmitic, stearic nên ở thể rắn.

– Chất béo thực vật: Glixerit của axit chưa no oleic nên ở thể lỏng.

– Một số chất béo thường gặp:

+ Axit panmitic: C15H31COOH

+ Axit stearic: C17H35COOH

+ Axit oleic: C17H33COOH (có 1 nối đôi)

+ Axit linoleic: C17H31COOH (2 nối đôi)

+ Axit linolenoic: C17H29COOH (3 nối đôi)

Xem thêm:

>>> Tính chất hóa học của chất béo

5. Vai trò của chất béo đối với cơ thể

– Chất béo giúp dự trữ cung cấp năng lượng

Một trong những vai trò quan trọng nhất của chất béo là dự trữ và cung cấp năng lượng cho các cơ bắp hoạt động. Là nguồn năng lượng chính, 1 gam chất béo chứa đến 9 calo trong khi với cùng khối lượng, protein và carbohydrate chỉ đem đến 4 calo.

– Chất béo hỗ trợ cơ thể hấp thụ vitamin

Là một dạng dung môi hỗ trợ việc vận chuyển, hấy thụ vitamin, chất béo giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng các khoáng chất và các loại vitamin A, E, D, K…Những loại vitamin này đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người cũng như khả năng đáp ứng hệ miễn dịch cho cơ thể, chức năng thị giác, chống lại lão hóa,…

– Chất béo cung cấp lượng axit cần thiết

Các axit béo thiết yếu là các loại axit mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được như Acid Linoleic (omega 6) và Acid α Linoleic (Omega 3). Trong khi omega 6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành… thì omega 3 lại được tìm thấy trong các loại dầu cá.

6. Tác hại của chất béo xấu

– Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe mà chỉ làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Vì vậy, bạn không nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

+ Các sản phẩm từ động vật như thịt mỡ;

+ Bánh quy, khoai tây chiên lát;

+ Các sản phẩm bơ sữa béo như bơ và kem.

– Chất béo chuyển hóa

Loại chất béo này cũng không có tác dụng tốt cho sức khỏe như chất béo bão hòa. Hơn nữa, việc loại bỏ chất béo này ra khỏi cơ thể còn khó hơn chất béo bão hòa. Sau đây là một số thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa mà bạn nên hạn chế ăn:

+ Bánh quy, bánh ngọt;

+ Thức ăn nhanh;

+ Đồ ăn làm sẵn;

+ Đồ ăn vặt như khoai tây chiên.