NEO coin là gì? Thông tin chi tiết về dự án Neo (NEO)

Neo là mạng lưới sử dụng công nghệ blockchain để xây dựng Nền kinh tế thông minh (Smart Economy). Nền tảng phát hành hai đồng token là NEO và GAS, mỗi token sẽ giữ vai trò khác nhau trong mạng lưới. Tại bài viết dưới đây hãy cùng Coin568 tìm hiểu chi tiết NEO coin là gì, điểm đặc biệt của dự án Neo so với các blockchain khác và đồng NEO có đáng để đầu tư hay không? Mời các bạn cùng theo dõi!

Neo coin là gì?

Neo (trước đây là Antshares) là một mã nguồn mở phi tập trung được xây dựng trên nền tảng Blockchain do Da HongFei and Erik Zhang thành lập năm 2014. Blockchain Neo cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApps) và quản lý tài sản bằng hợp đồng thông minh.

neo coin la gineo coin la gi

Ra đời cùng thời điểm và có mô hình tương tự với Ethereum, Neo được ví như một phiên bản “Ethereum” của Trung Quốc, tuy nhiên định hướng của Neo hoàn toàn khác biệt. Neo hướng tới mục tiêu là xây dựng “Nền kinh tế thông minh” (Smart Economy) để thay đổi cách quản lý tài sản của con người. Smart Economy được hình thành thông qua ba thành phần chính là:

  • Tài sản số (Digital Asset): Là các tài sản có thể lập trình dưới dạng dữ liệu điện tử. Người dùng có thể tạo, đăng ký và giao dịch các tài sản số dễ dàng, hoàn toàn phi tập trung với phí giao dịch thấp trên blockchain Neo. Các tài sản số được tạo có thể là âm nhạc, tài sản hoặc một đồ vật bất kỳ.

  • Định danh số (Digital Identity): Đây là thành phần đảm nhận nhiệm vụ xác nhận thông tin của người sở hữu tài sản muốn chuyển thành tài sản số (Digital Asset). Danh tính của chủ sở hữu sẽ được xác thực thông qua xác nhận thông tin sinh trắc học (nhận diện khuôn mặt, vân tay…) hoặc SMS.

  • Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Đảm nhận nhiệm vụ thực thi chương trình, đảm bảo các điều khoản bắt buộc trong Neo blockchain được thực hiện đúng.

Hiểu đơn giản thì Nền kinh tế thông minh sẽ số hóa toàn bộ tài sản, chứng minh được quyền sở hữu cho số tài sản đó trên hệ thống blockchain:

  • Các tài sản có thể được mua, bán, cho vay thông qua hợp đồng thông minh.

  • Quyền sở hữu có thể được bảo vệ và xác thực bằng mô hình phân quyền của blockchain.

Neo blockchain phát hành 2 đồng token là NEO và NEO Gas (GAS) nhằm mục đích tăng sức mạnh cho việc quản trị mạng. Mỗi token sẽ đảm nhận vai trò cũng như cách sử dụng khác nhau, trong đó NEO token được ví như là chiếc xe còn GAS token được ví như là xăng, nếu muốn di chuyển xe thì bạn cần phải đổ xăng.

NEO là đồng tiền gốc (native token), đồng token chính của Neo blockchain đóng vai trò quản trị hệ sinh thái Neo. Đồng NEO không thể chia ra số lẻ, nghĩa là chúng ta chỉ có thể gửi 1 NEO, 2 NEO… mà không thể dưới 0.1 NEO, 0.2 NEO. Như vậy đơn vị nhỏ nhất của token này là 1 NEO.

neo coi la gineo coi la gi

Thông tin chi tiết về đồng NEO

  • Ticker: NEO

  • Blockchain: Neo blockchain

  • Token Type: Governing token

  • Total Supply: 100.000.000 NEO

Nguồn cung tối đa của NEO token là 100.000.000 NEO, hiện tại có khoảng 70.538.831 NEO token đang được lưu hành trên thị trường. Token NEO không thể được khai thác, toàn bộ 100.000.000 NEO đã được tạo ra ngay khi blockchain ra mắt.

Trong nguồn cung 100 triệu token NEO được phân phối trên tiêu chí 50/50. Trong đó, 50 triệu Token sẽ được rao bán và 50% còn lại sẽ được dùng cho các mục tiêu phát triển lâu dài của Neo và không được đưa vào sàn giao dịch.

phan bo token neophan bo token neo

Người sáng lập NEO

Neo được thành lập bởi những người có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành Crypto và công nghệ là Da Hongfei và Erik Zhang:

  • Da Hongfei tốt nghiệp cử nhân Công nghệ và Tiếng anh tại Đại học Công nghệ Hoa Nam, Quảng Đông, Trung Quốc. Ông có thời gian dài làm việc tại IntPass Consulting và hoạt động mạnh mẽ trong cộng đồng Bitcoin Trung Quốc. Sức ảnh hưởng của Da Hongfei trong cộng đồng blockchain và Crypto ở Trung Quốc khá lớn; trước khi ban hành lệnh cấm ICO vào hồi tháng 9 năm 2017, quan chức chính phủ đã tìm đến và xin sự cố vấn của ông. Da Hongfei luôn tin tưởng rằng xu hướng ứng dụng blockchain sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong tương lai gần.

  • Erik Zhang chính là tác giả của thuật toán Byzantine Fault Tolerance. Thuật toán này được sáng tạo nhằm ngăn chặn những người không đáng tin cậy tham gia vào công việc vận hành hệ thống blockchain. Byzantine hiện vẫn được ứng dụng trong blockchain Neo. Erik đóng vai trò quan trọng trong phát triển NEO 3.0 và các phiên bản cơ sở hạ tầng tiếp theo của toàn dự án.

nguoi sang lap neonguoi sang lap neo

Hiện hai nhà đồng sáng lập Neo blockchain đều giữ vai trò là chủ tịch NEO Foundation và công ty Onchain. Trong đó, Onchain là một công ty chuyên cung cấp giải pháp Blockchain cho các doanh nghiệp tư nhân.

Lịch sử phát triển của NEO

Dự án NEO được thành lập vào tháng 6 năm 2014 với tên gọi ban đầu Antshares. Tháng 6 năm 2017, với ý tưởng từ việc kết nối quá khứ và tương lai Antshares đổi tên thành Neo. Neo được khởi nguồn từ tiếng “νέο” trong ngôn ngữ Hy Lạp “mang ý nghĩa là “trẻ trung”, “hiện đại” thể hiện tham vọng của đội ngũ phát triển về tạo lập một “nền kinh tế thông minh”.

Một số sự kiện trong lịch sử phát triển của Neo:

  • Tháng 6/2014: Dự án Antshares được hai nhà sáng lập Da HongFei và Erik Zhang công bố.

  • Tháng 06/2015: Mã nguồn mở của Antshares được phát hành trên trang GitHub.

  • Tháng 09/2015: Công bố White Paper của nền tảng.

  • Tháng 11/2015: Neo cho ra mắt phiên bản Testnet đầu tiên.

  • Tháng  04/2016: Cơ chế đồng thuận dBFT của nền tảng được giới thiệu.

  • Tháng  10/2016: Mainnet chính thức của Neo được ra mắt.

  • Tháng  11/2016: Antshares VM được đưa ra thị trường.

  • Tháng  06/2017: Dự án Antshares ban đầu chính thức đổi tên thành Neo.

  • Tháng  08/2017: Enhancement Proposals – tài liệu cung cấp thông tin về Python được ra mắt.

  • Tháng  10/2017: Token NEP-5 Token chính thức được phát triển.

  • Tháng 10/2017: NEP-5 Token lần đầu tiên được ứng dụng vào dự án Red Pulse.

  • Tháng 12/2017: Neo Sponsor Giveback Plan được giới thiệu tới công chúng.

  • Tháng 01/2018: Sự kiện DevCon diễn ra vô cùng hoành tráng tại San Francisco.

  • Tháng 07/2018: Triển khai mạng lưới phi tập trung.

  • Tháng 07/2018: NEO 3.0 chính thức phát triển.

  • Tháng 02/2019: Hội nghị DevCon lần 2 được tổ chức tại Seattle.

  • Tháng 03/2019: Sự kiện Game Conference tại Tokyo.

  • Tháng 06/2019: Neo nâng cấp phiên bản dBFT 2.0.

Chỉ nhìn những cột mốc quan trọng của Neo là có thể thấy sự cố gắng không ngừng của đội ngũ phát triển của họ qua từng năm.

Dự án Neo coin có gì nổi bật?

Blockchain NEO sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật hơn hẳn các blockchain nền tảng khác như:

1. Smart Contract thân thiện

Hợp đồng thông minh của Neo có tên gọi là Neo Contacts. Neo Contracts 2.0 (N2) ra đời vào tháng 07/2017, mới đây nhất là bản cập nhật Neo Contracts 3.0 (N3) với những ưu điểm nổi bật như:

  • Neo hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ phổ biến. Các nhà phát triển không cần học thêm ngôn ngữ lập trình mới nào, họ có thể sử dụng Microsoft.net, C++, Java, Kotlin, Go, TypeScript và Python để viết smart contract Neo.

  • Hợp đồng thông minh hơn. Smart Contract N3 được giới thiệu với một loạt các chức năng mới để tăng trải nghiệm phát triển smart contact cho các nhà phát triển.

  • Sở hữu Máy ảo NeoVM nhẹ cùng nhiều tính năng cải tiến như quá trình khởi động nhanh, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và tiêu thụ tài nguyên thấp hơn.

  • Giá cả phù hợp. Smart Contract N3 cung cấp một nền tảng xây dựng hợp đồng thông minh với mức giá cạnh tranh, giảm chi phí trung bình khoảng 100 lần so với phiên bản cũ.

diem noi bat cua neodiem noi bat cua neo

2. Trang bị thêm nhiều công nghệ hoàn toàn mới

  • NEOID: NEOID được NEO 3.0 giới thiệu là một giao thức nhận dạng phi tập trung, ở đó người dùng có thể tự chủ trong quản lý lưu trữ và danh tính của mình.

  • NeoFS: NEO 3.0 giới thiệu NeoFS là một nền tảng lưu trữ phi tập trung nhằm hỗ trợ người dùng kiểm soát tất cả thông tin và lưu trữ dữ liệu.

  • Truy cập tài nguyên Internet (Oracles): NEO 3.0 triển khai Oracle cho phép các hợp đồng thông minh có thể truy cập tài nguyên Internet trong khi thực hiện.

  • Dịch vụ NEO NAME – tên miền “.neo” cho các ứng dụng web thế hệ tiếp theo. Mã hóa lại các tên miền có thể đọc được của con người với các loại dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như địa chỉ IP, bí danh hoặc các chuỗi khác một cách ngắn gọn.

3. Sử dụng cơ chế đồng thuận dBFT

Cơ chế hoạt động Delegated Byzantine Fault Tolerance (dBFT) hoạt động bằng cách sử dụng một nhóm nhỏ các máy tính đáng tin cậy (node) để bảo vệ mạng lưới. Nhờ việc áp dụng cơ chế đồng thuận này mang đến cho blockchain Neo các điểm ưu việt như:

  • Tốc độ giao dịch nhanh: Blockchain Neo có khả năng xử lý 10.000 TPS cùng lúc, trong khi đó Bitcoin là 7 TPS và Ethereum là 25 TPS.

  • Không bị hard fork: Cơ chế đồng thuận này đảm bảo các giao dịch được thực hiện là không thể đảo ngược và blockchain Neo không thể bị fork (cần có ít nhất  ⅔ tức 66% cộng đồng đồng thuận để chấp nhận các quyết định lớn).

  • Cơ chế dBFT được đánh giá là giảm chi phí điện năng tiêu thụ hơn so với PoW.

Tháng 06/2019, NEO 3.0 cập nhật dBFT lên dBFT 2.0 với mục đích giúp thuật toán chống lại sự gián đoạn và lỗi node mạnh mẽ hơn. Cụ thể trong dBFT 2.0, Neo đã thêm một cơ chế phục hồi, điều này sẽ cải thiện tính ổn định của thuật toán đồng thuận. Trong trường hợp xảy ra lỗi mạng hoặc lỗi node sẽ khôi phục rất nhanh.

4. Khả năng tương tác cao

Nhờ tích hợp PolyNetwork, blockchain Neo cho phép các ứng dụng được xây dựng trên nó tương tác chuỗi chéo với các blockchain khác như Ethereum, Binance Smart Chain…

Mạng Neo được bảo mật như thế nào?

Neo sử dụng thuật toán Delegated Byzantine Fault Tolerance (dBFT) để bảo vệ mạng lưới. Để một khối (block) được thêm vào blockchain thì cần ít nhất ⅔ số đại biểu đồng ý. Nhờ vậy mà sẽ giúp ngăn chặn đối tượng xấu phá hoại hệ thống, giúp mạng NEO hoạt động trơn tru nhất. 

NEO coin dùng để làm gì?

Trong mạng lưới Neo, NEO coin được sử dụng cho các mục đích chính như:

  • Dùng NEO để vote cho các thay đổi các thông số bên trong mạng lưới Neo blockchain.

  • Dùng NEO để vote cho những người tham gia bảo vệ mạng lưới (node đồng thuận – bookkeeper).

  • Dùng NEO để staking để trở thành node đồng thuận xử lý giao dịch trên mạng lưới. 

  • Khi các dự án phát hành token của họ trên nền tảng Neo, họ sẽ gọi vốn bằng đồng NEO. 

Bên cạnh ứng dụng NEO vào quản trị mạng Neo. Người dùng có thể sử dụng đồng token này vào:

  • Chuyển tiền: Bạn có thể thực hiện các giao dịch đồng NEO ở bất cứ đâu, với bất cứ ai trong mạng Neo. Chỉ mất khoảng vài giây để bạn thực hiện một giao dịch với người ở bên kia bán cầu.

  • Đầu tư: Những nhà đầu tư có đầu óc nhạy bén với thị trường có thể tham gia vào đầu tư mua đi, bán lại NEO để ăn chênh lệch. Ngoài ra do nhu cầu về Coin giữa các sàn là tương đối khác nhau, bạn có thể tìm hiểu để trade NEO trên nhiều sàn.

  • Mua bán và trao đổi với các đồng coin khác: Hiện tại NEO được niêm yết trên hầu hết các sàn Crypto lớn như Kubin, Huobi, Binance,… người dùng dễ dàng trao đổi nó với các loại coin khác tùy theo chiến lược đầu tư.

  • Staking để nhận phần thưởng: người sở hữu NEO có thể tham gia vote node đồng thuận và hưởng 10% phần thưởng khi node đồng thuận xác nhận khối thành công.

Có nên đầu tư vào đồng NEO không?

Ưu điểm của NEO:

  • Không bị ảnh hưởng lạm phát: Đồng NEO được giới hạn phát hành 100 triệu token. Không chỉ vậy NEO còn giới hạn số lượng NEO token khai thác trong một năm không được vượt quá 15 triệu. Như vậy trong hoàn cảnh cung tiền không tăng nhà đầu tư sẽ không cần băn khoăn tới việc lượng lớn đồng coin được đưa vào lưu thông, đưa tới lạm phát.

  • Đồng NEO không bị tác động bởi các nhân tố bên ngoài như nhà nước, chính phủ, ngân hàng nên đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch.

  • Là đồng tiền kỹ thuật số có tính thanh khoản cao. NEO  hiện được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch mới như Binnacle, Bittrex, OKExm… với các cặp giao dịch phổ biến như NEO/USDT, NEO/BTC, NEO/BUST, NEO/ETH.

danh gia neo coindanh gia neo coin

Nhược điểm của NEO:

  • Đồng NEO không thể bị chia nhỏ. Điều này phần nào làm giảm đi tính thanh khoản của NEO token. Giá trị thấp nhất của nó chỉ có thể là 1 NEO vì vậy sẽ không thực dụng trong hoạt động thanh toán mà phần lớn có giá trị đầu tư.

  • Không thể thông qua khai thác như Bitcoin. Điều này khiến các nhà đầu tư cá nhân muốn trở thành “lao động” trong hệ sinh thái NEO cũng không có được đồng tiền này.

  • Đồng NEO chỉ có vai trò quản trị trong hệ sinh thái. Như vậy có thể thấy nhu cầu mua NEO không đều đặn mà sẽ thay đổi theo từng thời điểm nhất là vào các giai đoạn voting đề xuất hoặc khi có một dự án blockchain phát hành token và thực hiện kêu gọi vốn bằng đồng NEO.

Kết luận

Có thể thấy, Neo xây dựng hệ sinh thái theo hướng chắc chắn, thay vì đầu tư vào marketing, những người điều hành Neo đã đầu tư vào chất xám và công nghệ, điều này cho phép Neo tồn tại và phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc áp dụng cơ chế đồng thuận dBFT đã khiến blockchain Neo mất đi tính phân cấp vì quyền quyết định đã rơi vào tay một số người quyết định và bản thân đồng NEO cũng tồn tại những nhược điểm nhất định.

Coin568 đã cũng cấp toàn bộ thông tin về dự án Neo và đồng NEO của nền tảng này. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất về dự án để có chiến lược đầu tư khôn ngoan. Chúc bạn thành công!

pham ha linhpham ha linh

Tôi là Hà Linh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp tại trường Kinh Tế Quốc Dân. Là một người am hiểu về thị trường tiền điện tử và có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực crypto, tôi luôn mong muốn sẽ mang đến những thông tin chính xác và hữu ích cho người đọc khi muốn tìm hiểu về các đồng coin/token hay các dự án tiền ảo.