Tất tần tật lý thuyết về cường độ điện trường

Tất tần tật lý thuyết về cường độ điện trường

Cunghocvui tổng hợp lý thuyết về cường độ điện trường gửi đến bạn chuỗi kiến thức gồm điện trường là gì, công thức tính cường độ điện trường, sự giống và khác nhau giữa điện trường và cường độ điện trường, đơn vị cường độ điện trường. Sau cùng chính là bài tập về cường độ điện trường giúp bạn củng cố kiến thức.

Cường độ điện trường

I) Tìm hiểu khái quát

Ở phần tìm hiểu khái quát chúng ta sẽ đi nhanh vào khái niệm, công thức tính cường độ điện trường, công thức tính cường độ điện trường, đơn vị cường độ điện trường.

1) Khái niệm cường độ điện trường là gì?

Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích, truyền tương tác điện. Biểu hiện của nó chính là lực điện, cách nhận biết là đặt một điện tích thử trong nó.

Vậy cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho tác dụng manh (yếu) của điện trường tại một điểm.

2) Công thức

\(E = \dfrac {F}{q}\)

Trong đó:

  • E: Cường độ điện trường

  • F: Lực điện tác dụng lên điện tích thử q

  • q: Điện tích thử

♦ Công thức tính cường độ điện trường tại 1 điện tích điểm

\(E = \dfrac {F}{q} = k.\dfrac {\left | Q \right |}{\varepsilon .r^2}\)

3) Đơn vị cường độ điện trường: Vôn trên mét (V/m)

4) Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của vecto cường độ điện trường

– Điểm đặt: nơi ta đang xét là điểm đặt

– Phương: là đường thẳng giữa điểm ta xét với điện tích q

– Chiều:

  • q > 0 thì cường độ điện trường hướng ra xa.

  • q < 0 thì cường độ điện trường hướng vào.

– Độ lớn của cường độ điện trường không phụ thuốc và q

5) Nguyên lý chồng chất điện trường

Cho điểm A nằm trong điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra, cường độ điện trường tại A sẽ được tính như sau:

\(\underset{E}{\rightarrow} = \underset{E_1}{\rightarrow} + \underset{E_2}{\rightarrow} + \underset{E_3}{\rightarrow} + … + \underset{E_n}{\rightarrow} \)

Có thể bạn quan tâm: Nguyên lý chồng chất điện trường

II) Luyện tập

Cunghocvui gửi đến bạn các bài tập về cường độ điện trường nhằm giúp củng cố kiến thức ở phía trên.

Bài 1: Cho 2 điện tích \(q_1 = 5.10^{-8}C, q_2 = 20.10^{-8}C\) đặt tại 2 điểm A, B trong môi trường chân không, cách nhau một khoảng bằng 30cm. Tìm điểm mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do 2 điện tích trên gây ra bằng 0.

Đáp án

Điểm cần tìm nằm trong đoạn thẳng AB, cách điểm A và B lần lượt một khoảng 10cm và 20cm.

Bài 2: Cho 2 điện tích điểm \(q_1 = 4.10^{-6}C, q_2 = 36.10^{-6}C\) đặt tại hai điểm A và B trong môi trường dầu\((​​​​\varepsilon = 2)\), AB = 16cm. Yêu cầu hãy xác định vị trí của điểm M tại đó điện trường tổng hợp bằng 0.

Đáp án

Điểm M nằm trong đoạn AB và cách A, B lần lượt một khoảng 4cm và 12cm.

Bài 3: Cho đoạn AB = 2cm, \(q_1 + q_2 = 7.10^{-8}C\), điểm M nằm trong đoạn AB và các hai đầu điểm lần lượt bằng 6cm và 8cm sao cho cường độ điện trường bằng 0. Tính \(q_1\) và \(q_2\).

Đáp án

\(q_1 = -9.10^-8C\)

\(q_2 = 16.10^-8C\)

Trên đây là bài viết Cunghocvui đã tổng hợp được về cường độ điện trường trong chương trình vật lý 11. Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể giải đáp được điện trường là gì, công thức tính cường độ điện trường, phân biệt được khái niệm điện trường và cường độ điện trường và biết đơn vị cường độ điện trường là Vôn/mét (V/m). Chúc các bạn học tập tốt <3